Đăng nhập | Đăng ký

Tiết kiệm công tìm nghìn nghìn đầu sách
Tìm kiếm bạn sẽ có kết quả nhanh nhất và tối ưu nhất (Hỗ trợ gõ tiếng việt tự động)
   

Tiêu đề Tác giả Nội dung NXB Loại Tất cả
  
Hỗ trợ khách hàng

Hotline:0904 845 066
(7h-22h, cả T7, CN)
info@xbook.com.vn
  
Support Online
Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác:
  Đặt hàng theo yêu cầu
- Tại chức năng này, quý khách có thể gửi thông tin đặt những cuốn sách hay sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh của xbook, nhưng do chưa cập nhật lên hệ thống. Hoặc do quý khách chưa tìm được sản phẩm ưng ý, nhưng biết trên thị trường có sách hoặc sản phầm đó.
- XBOOK sẽ tiến hành kiểm tra thông tin yêu cầu của quý khách để đáp ứng nhanh nhất.

    Thư giãn -> Những điều kỳ diệu
Xem tắm ở Sa mạc
Cập nhật: 20h - 11/9/2011

"Mời anh ngồi yên cho." Tôi bảo.
"Em làm cái gì thế?" Anh giật nảy người.
"Cắt tóc cho anh." Tôi đang túm một mớ tóc to tướng trên đầu anh.
"Em tự cắt tóc lấy còn chưa đủ hay sao?" Anh nhảy bật ra ngoài.
"Cái ông thợ cạo trên thị trấn chắc gì đã thiện nghệ bằng em, anh cũng nên bớt bớt đi, lại đây! lại đây!" Tôi lại định tóm lấy anh.
Jose vớ ngay chìa khóa chuồn thẳng ra cửa, tôi vứt kéo chạy đuổi theo.
Năm phút sau, cả 2 đều ngồi trong một cửa hiệu cắt tóc vừa bẩn thỉu vừa nóng bức. Chỉ vì chuyện tóc của Jose nên cắt như thế nào, mà ông thợ cắt tóc, Jose và tôi tranh luận không thôi, chẳng ai chịu nhường nhịn ai. Ông thợ rất không bằng lòng, nhìn trợn trừng vào tôi.
"Tam Mao, em ra ngoài có được không?" Jose không kiên nhẫn được nữa.
"Đưa tiền đây, thì em đi." Tôi móc trong túi Jose ra một tờ màu xanh, bước ra cửa hiệu.
Men theo con đường nhỏ sau lưng hiệu cắt tóc ra khỏi thị trấn, phố xá bẩn thỉu nhem nhuốc, chất đầy rác rưởi, ruồi nhặng bay hàng đàn, một đàn dê còm nhom đang bới tìm thức ăn. Vùng này tôi chưa tới bao giờ.
Đi qua một căn nhà cũ nát không có cửa sổ, trước cửa đánh sống toàn những cành cây khô. Thấy lạ tôi dừng lại ngó nghiêng, trân cánh cửa ngang nhiên treo một tấm biển, trên đề chữ "suối".
Trong người tôi đang bức bối, căn nhà nằm trên đống rác này lấy đâu ra suối cơ chứ? Tôi bèn lại gần cánh cửa gỡ đang khép hờ, thò đầu vào trong.
Từ ngoài nắng lóa nhìn vào chỗ tối, chẳng thấy gì. Bỗng nghe có tiếng người la lên hoảng hốt - "ôi...ôi..." còn í ới với nhau bằng tiếng Arập.
Tôi xoay người chạy được mấy bước, đúng là chẳng biết mô tê, người ta ở trong kia làm gì ấy nhỉ? Tại sao lại hoảng sợ tôi đến thế?
Lúc đó một người đàn ông trung niên, khoác chiếc áo dài kiểu Sahara từ trong chạy ra đuổi theo, thấy tôi chưa biến mất, bèn xông đến hòng bắt tôi.
"Chị làm gì đấy, tại sao đi rình trộm người ta tắm?" Mặt lão hầm hầm, cật vấn tôi bằng tiếng Tây Ban Nha.
"Tắm ư?" Tôi chẳng hiểu đầu cua tai nheo.
"Loại đàn bà không biết xấu hổ, xéo đi, xùy... xùy!" Lão ra hiệu, xua đuổi tôi như đàn gà vậy.
"Xùy cái gì đấy, đợi tí đã." Tôi cũng to tiếng. "Này, rốt cuộc người ta làm gì ở bên trong mới được chứ?" Tôi vừa hỏi, vừa quay lại ngôi nhà.
"Tắm, t...ắm, đừng nhìn vào nữa." Miệng lão lại xùy xùy.
"Ở đấy mà tắm được à?" Lòng hiếu kỳ của tôi bỗng lóe lên.
"Phải!" Lão ta tỏ ra sốt ruột.
"Tắm thế nào, các ông tắm như thế nào?" Tôi hăng hái hẳn lên. Lần đầu tiên nghe nói người Sahara cũng đi tắm, sao lại không hỏi cho nó ra môn ra khoai cơ chứ.
"Chị đến tắm thì biết chứ còn gì." Lão nói.
"Tôi cũng tắm được à?" Tôi khẽ hỏi, như bị ai hù dọa.
"Đàn bà tám giờ sáng đến mười hai giờ trưa, bốn mươi đồng."
"Cám ơn, cám ơn, mai tôi sẽ đến."
Tôi chạy ngay về hiệu cắt tóc báo cho Jose biết, mới tìm ra một chỗ đáng để đi.
Sáng hôm sau, tôi ôm chiếc khăn bông tắm, dẫm lên cứt dê dày cộm, đi về phía "suối". Dọc đường toàn mùi khó ngửi, buồn nôn thật.
Đẩy cửa bước vào, có một phụ nữ Sahara cứng tuổi ngồi ở trong, nhìn qua thấy mụ tinh khôn và dữ tợn, chắc là bà chủ.
"Tắm hở, trả tiền trước."
Tôi đưa cho mụ bốn mươi đồng, rồi quan sát tứ phía. Căn phòng này ngoài mấy chiếc xô sắt tây gỉ lăn lóc, không có gì khác, ánh sáng rất tồi, một người
đàn bà trần truồng ra lấy một chiếc xô rồi lại đi vào trong.
"Tắm thế nào?" Tôi nhìn ngang nhìn ngửa như dân nhà quê.
"Đi theo tôi đây này." Bà chủ kéo tay dẫn tôi vào gian phòng phía trong, gian phòng rộng độ chừng ba bốn cái tatami, có mấy sợi dây thép mắc ngang, trên dây treo đầy quần áo lót của phụ nữ, còn có cả váy và vải cuốn của đàn bà Sahara nữa. Một luồng hơi lạ nồng nặc bốc lên mũi, tôi nín thở.
"Ở đây cởi quần áo ra." Bà chủ như ra lệnh.
Tôi im thít, cởi bỏ quần áo, trên mình còn mỗi hai mảnh đồ bơi mặc sẵn từ ở nhà, rồi treo quần áo lên dây.
"Cởi ra đi." Bà chủ lại giục lần nữa.
"Cởi xong rồi." Tôi lườm mụ ta một cái.
"Mặc cái đồ quái gở này thì tắm thế nào được?" Mụ ta hỏi tôi, còn thô lỗ thò
tay kéo chiếc coóc sê hoa, giật giật cái silip của tôi.
"Tắm thế nào là việc của tôi." Tôi gạt tay, lượm mụ ta một cái nữa.
"Được rồi, bây giờ ra ngoài lấy xô đi."
Tôi ngoan ngoãn ra ngoài lấy hai chiếc xô vào.
Sang bên này, bắt đầu rửa." Mụ lại đẩy tiếp một cánh cửa, ngôi nhà này cứ từng gian từng gian đi vào trong, giống như cái bánh mì gối cắt khoanh vậy.
Suối! Cuối cùng cũng xuất hiện đây rồi, ở vùng sa mạc, lần đầu tiên nhìn thấy nước phun lên từ mặt đất, tôi cảm động quá. Mà lại nằm ở trong một ngôi nhà chứ. Đó là một cái giếng sâu, các bà múc nước ở cạnh giếng, cười hí hố, khung cảnh thật sinh động, vui nhộn. Tôi tay xách hai xô không, đứng nhìn ngây cả người.
Các bà thấy tôi mặc cả quần áo vào trong tắm đều dừng lại, quay sang nhìn nhau rồi mỉm cười. Họ không biết nói tiếng Tây Ban Nha.
Một phụ nữ đến giúp tôi múc nước, rất thiện chí, chỉ bảo tôi tỉ mỉ: "như thế, như thế." Xong chị ta xách một xô to giội thẳng xuống đầu tôi. Tôi vội lấy tay vuốt mặt, Lại một xô nữa giội ập xuống làm tôi cuống lên chạy vội vào góc tường, nhanh nhảu "cám ơn, cám ơn" và không giám nhờ chỉ giáo nữa.
"Có lạnh không?" Một chị hỏi tôi.
Tôi gật đầu đến là thảm hại.
"Lạnh thì vào trong này." Họ kéo tiếp một cánh cửa nữa, chiếc bánh gối này không biết còn mấy khoanh nữa đây?
Tôi được đưa vào gian trong cùng. Một đợt sóng nhiệt táp vào mặt, cả bốn bể mịt mù hơi nước nóng, không nhìn thấy bất cứ thứ gì. Mấy giây sau lờ mờ hiện dần lên bức tường xung quanh. Tôi duỗi thẳng cánh tay sờ soạng, lần được hai bước, hình như giẫm vào chân ai. Tôi cúi xuống nhìn mới phát hiện ra trong căn phòng bé tí này, các bà ngồi thành hàng, chật ních trên sàn nhà. Ở bức tường phía đối diện, nước nóng đang sôi dùng dục trong lòng một máng nước lớn. Thì ra hơi nước bốc lên từ đấy, rất giống kiểu tắm của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vừa lúc ấy cánh cửa phòng bị người kia kéo rộng ra. Được vài phút, không khí mát hẳn, tôi có thể nhìn rõ hơn. Đám phụ nữ này đều để bên cạnh mình một cái xô nước giếng lạnh. Trong phòng nhiệt độ cao như thế, sàn nhà bị hấp đến bỏng rát, chân tôi bị bỏng đến nỗi không đứng yên được một chỗ, phải động đậy luôn. Không hiểu sao họ ngồi trên sàn nóng ran như thế mà chịu được?
"Lại đây, ngồi xuống đây." Một chị trần như nhộng bên góc tường, xê người nhường chỗ cho tôi.
" Tôi đứng thế được rồi, cám ơn!" Trông dưới sàn toàn bùn nhão nhoét, không phải là sợ bỏng mà là không tài nào ngồi xuống được.
Tôi còn thấy một bà lấy hòn đá xấp nước, cọ lên người. Mỗi lần cọ trên thân thể lại hiện lên một vệt cáu ghét như nước tương đen ngòm. Họ không dùng xà phòng, cũng không mấy tốn nước, để cáu ghét trên người cọ bở hết rồi mới dùng nước xối.
"Tôi đã bốn năm rồi không tắm, ở sayma, xa lắm, vùng sa mạc xa lắm..." Một bà cười khanh khách nói với tôi. Sayma tức là lều bạt. Khi bà ta nói chuyện, Tôi không dám hít thở. Bà ta giơ cao xô nước giội từ đỉnh đầu. Qua làn hơi nước, tôi nhìn thấy nước đen đặc chảy xuống từ từ, ngập tràn bàn chân trần trắng bong của tôi. Trong bụng cứ như muốn nôn ọe ra, tôi cắn chặt môi dưới, bất động.
"Sao, không tắm à, tôi cho cô mượn hòn đá mà kỳ này." Bà ta đưa tôi hòn đá rất tử tế.
"Tôi không bẩn, ở nhà tôi tắm qua rồi."
"Không bẩn thì đến đây làm gì! Tôi ấy à, ba bốn năm mới đến một lần." Ba ta tắm rồi mà trông vẫn bẩn lắm.
Gian phòng nhỏ, không có cửa sổ cộng với hơi nóng cuồn cuộn bốc lên từ cái máng lớn, tôi thấy tim đập nhanh hơn và mồ hôi thì vã như mưa. Trong này người lại đông nữa, mùi da thịt trộn với nhau khiến tôi buồn nôn quá. Lê dần sang bức tường ươn ướt , đưa tay vào bờ tường mới chạm phải một lớp trơn trơn, nhầy nhầy như nước mũi, không biết tích cóp từ bao giờ. Lưng tôi bị dính một đống, tôi cắn chặt răng, dùng khăn bông cứ thế mà kỳ lên lưng.
Béo mới đẹp - đó là quan điểm thẩm mỹ ở vùng sa mạc, nên đàn bà ở đây thường nghĩ đủ mọi cách để làm cho mình béo phì. Ngày thường ra phố, ngoài chiếc váy dài, họ còn dùng mảnh vải lớn quấn lên người, lên đầu lên mặt, kín đến nỗi không tí gió nào có thể lọt vào được. Người nào mô đen hơn thì đeo thêm chiếc kính râm, thế là không ai có thể nhận ra bộ dạng thật của họ nữa.
Tôi cũng đã quen nhìn Munai ở Ai Cập, xác ướp đàn bà bị quấn như băng bó. Lần này được nhìn thấy thân thể họ trần truồng mà to béo đến thế, quả thật rùng rợn. Đúng là khi tắm mới lộ nguyên hình. Nếu làm một cuộc so sánh, tôi chỉ giống một nhành cỏ đuôi chó mờ nhạt và xám xịt mọc bên cạnh đàn bò sữa mà thôi.
Có một chị đã cọ hết ghét trên người thành những tảng đen nhớp nháp, chưa kịp giội nước thì thằng bé con chị đã khóc ầm lên ở gian ngoài. Thế là chị cứ tồng ngồng chạy ra, đứa bé có mấy tháng tuổi được ẵm vào và chị ngồi bệt xuống đất cho nó bú. Nước cáu từ mặt, tóc chảy xuống cổ, cằm, rồi ngực, rồi bụng. Đứa trẻ thì bú chùn chụt bằng loại sữa hỗn hợp đó. Tôi đứng đực ra trước cảnh tượng kinh hoàng ấy, bụng dạ như muốn nôn mửa. Không chịu được, tôi liền chạy ra khỏi gian phòng. Chạy một mạch tới gian ngoài cùng, hít thở thật sâu mấy cái rồi mới đến chỗ dây treo lấy quần áo.
"Họ bảo cô không tắm, chỉ đứng xem thôi. Có gì mà xem cơ chứ?" Bà chủ hỏi tôi đầy hào hứng.
"Xem các bà tắm thế nào." Tôi vừa cười vừa trả lời.
"Mất bốn mươi đồng đến đây chỉ để xem thôi à?" Mụ trợn tròn mắt.
"Không đắt đâu, đáng đến lắm!"
"Ở đây chỉ tắm bên ngoài thôi, còn phải tắm rửa cả phần bên trong nữa đấy!" Mụ lại nói.
"Ở đâu? Bà cho tôi biết nào." Tôi vừa giật mình lại vừa khoái trá, cài nhầm cả khuy áo.
"Ở bờ biển, cô đi mà xem. Chỗ vịnh Buahatu căng rất nhiều lều bạt, mùa xuân đều phải ra ở đó, rửa bảy ngày liền.
Chiều tối hôm đó tôi vừa nấu cơm vừa kể cho Jose nghe: "Bà ta nói bên trong cũng phải rửa, ở bãi biển Buahatu."
"Em không nghe nhầm chứ?" Jose cũng giật thót người.
"Nhầm thế nào được, bà ta còn dùng tay ra hiệu, thật tình em muốn đi coi xem sao." Tôi năn nỉ Jose.
Từ thị trấn A Ung đến bờ biển Đại Tây Dương không xa lắm, vừa đi vừa về chưa đến 200km, sáng đi tối về được. Chúng tôi cũng từng nghe nói chỉ vùng biển Buahatu có vịnh, còn quanh khu vực đó suốt 500km dọc bờ biển tây Sahara thì toàn là vách đá, không có bãi cát. Ô tô lăn bánh theo vết xe người đi trước, thẳng tuốt đến bờ biển, không bị lạc lối. Để tìm được vịnh Buahatu, phải đi dọc theo bờ đá mất một tiếng đồng hồ.
"Nhìn kìa, ở dưới kia." Jose nói.
Xe chúng tôi dừng lại ở đoạn gãy mỏm đá, phía dưới khoảng mấy chục mét nữa là nước biển xanh phẳng lặng chảy trong vịnh hình bán nguyệt. Trên bãi cát căng rất nhiều lều bạt màu trắng, có cả đàn bà, đàn ông và trẻ con đi đi lại lại nữa. Xem ra họ rất thong dong, hồn nhiên, thoải mái.
"Trong thời buổi rối ren mà vẫn tồn tại cuộc sống như vậy được sao!" Tôi thầm thán phục, cảnh sắc đào nguyên đấy chứ.
"Không xuống được, tìm khắp không thấy chỗ nào có thể đặt chân cả. Người ở dưới kia dứa khoát có lối đi bí mật riêng." Jose đi được một đoạn bên vực đá và kết luận như thế. Anh ấy lấy ra từ cốp xe một cuộn dây thừng mới, buộc lên cành bảo hiểm của ô tô, còn chèn một hòn đá to tướng dưới bánh xe. Sau khi buộc chặt rồi thả dây thừng xuống vực, anh nói:
"Để anh bảo cách, em đừng treo toàn bộ trọng lượng cơ thể lên dây thừng, chân bám chắc vào đá. Dây thừng chỉ để giữ thôi, có sợ không?"
Tôi đứng bên bờ vực nghe anh hướng dẫn, gió thổi run bần bật.
"Sợ không?" Anh hỏi lại lần nữa.
"Sợ, em sợ lắm." Tôi thú thật.
"Thôi được, sợ thì để anh xuống trước, em theo sau."
Jose vác đồ nghề chụp ảnh leo xuống rồi, tôi mới cởi giày, chân trần xuống theo. Giữa chừng có con chim lạ bay quấn lấy tôi, sợ nó mổ mắt, tôi đành tụt xuống thật nhanh. Một khi tư tưởng bị phân tán thì không còn biết sợ là gì nữa.
"Xì, bên này." Jose đứng sau tảng đá lớn nói.
Xuống đến mặt đất, Jose dặn tôi đừng lên tiếng. Trông ra mới thấy mấy bà phụ nữ Sahara trần truồng đang múc nước biển. Họ xách nước lên bãi cát, đổ vào một cái hũ to, phía dưới hũ có một chiếc vòi bằng da để thông cho nước chảy. Một bà ngả nửa người lên bãi cát, bên cạnh có người luồn cái vòi da vào trong người bà ta, giống như động tác nhồi lòng. Bà ta nhấc cao cái hũ trên tay, nước thông qua chiếc vòi chảy vào ruột của bà.
Tôi ẩy Jose một cái, chỉ vào ống kính ngắm tầm xa, nhắc anh lắp máy. Anh nhìn ngây người ra, quên cả chụp ảnh.
Nước chảy hết trong hũ, người đứng cạnh lại đổ đầy một hũ nữa. Nước biển tiếp tục trút vào người đàn bà nằm trên bãi. Ba lần như thế, người đàn bà kia chịu không được nữa, miệng rên rỉ. Lại một hũ nước nữa trút vào, bà ta bắt đầu kêu thé lên như đang chịu đựng nỗi đau lớn. Ở sau tảng đá, chúng tôi đứng nhìn đến nỗi suýt vỡ tim gan.
Chiếc vòi da cuối cùng cũng được rút ra để luồn vào bụng một người đàn bà khác. Còn người vừa bị tọng no nước kia lại tiếp tục bị đổ nước vào tự đằng mồm. Theo lời bà chủ "suối" nói, một ngày phải ba lần rửa bên trong như thế, tất thảy phải rửa mất bảy ngày mới xong. Đúng là cuộc tổng vệ sinh mùa xuân, không còn cách nào gọi khác được. Cơ thể của một con người mà chứa nổi ngần ấy nước biển, thật khó mà tưởng tượng nổi.
Một lát sau, người đàn bà bị tọng đầy nước đó bò dậy, lặc lè đi về phía chúng tôi. Chị ngồi xổm trên cát bắt đầu bài tiết, trong bụng thải ra vô số chất bẩn. Thải xong một đống, chị lùi lại vài bước, thải tiếp, đồng thời lấy tay vốc cát vùi kín đống phân trước mặt. Cứ như thế, vừa thải vừa vùi, thải đến mười mấy đống rồi vẫn chưa thấy dừng. Cho đến khi chị ngồi xổm ấy bỗng hát lên, tôi mới không nhịn được bèn phá ra cười. Trông chị ta đến là khôi hài, ai nhìn nhìn thấy cũng không thể không cười.
Jose nhảy sang bưng chặt miệng tôi, nhưng chậm quá rồi. Người đàn bà trần truồng kia quay ngoắt đầu lại, bắt gặp chúng tôi sau mỏm đá, chị ta sợ đến nỗi mặt mũi dúm dó lại, mồm hà hốc, tháo chạy được vào bước mới hét toáng lên. Chúng tôi bị tiếng hét làm cho giật mình, đứng thẳng người nhìn kĩ thì thấy từ lều bạt chui ra vô số người. Người đàn bà kia chỉ về phía chúng tôi, họ lập tức đằng đằng sát khí ập đến.
"Chạy mau, Jose!" Tôi vừa buồn cười lại vừa lo lắng, réo lên một tiếng rồi co cẳng chạy. Chạy được mấy bước lại ngoảnh lại kêu: "Cẩn thận máy ảnh!"
Chúng tôi chạy đến bên sợi dây thừng buông thõng, Jose lấy hết sức đẩy tôi lên. Không biết cái giỏi giang chợt từ đâu đến, chỉ nhoáng một cái tôi đã leo lên bờ vách, Jose cũng lên rất gọn. Nhưng đáng sợ thật, rõ ràng đoạn vách đá gãy khúc này không có một lối đi nào cả, thế mà đám người đuổi theo chẳng cần dây dợ gì đã ùn ùn kéo đến không hiểu từ con đường thần bí nào. Chúng tôi gạt hòn đá chặn bánh xe, không kịp tháo dây thừng nữa. Tôi như quăng mình vào thùng xe, xe thì như viên đạn bắn ra khỏi nòng súng.
Khoảng một tuần sau, tôi vẫn còn xót xa đôi xăng đan xinh xắn của mình mắc kẹt bên vách đá nhưng không dám lái xe đi lượm về. Thoáng nghe Jose đi làm về đang chuyện trò với một người bạn Sahara ngoài cửa sổ:
"Nghe nói gần đây có một người đàn bà phương Đông chuyện đi rình người ta tắm. Người ta nói ông ..." Ông bạn Sahara có vẻ muốn dò hỏi Jose.
"Tôi chưa từng nghe ai nói thế, vợ tôi cũng chưa từng tới vịnh Buahatu." Jose trả lời.
Trời đất ơi! Ông ngốc này đang không khảo mào xưng đây mà! - Tôi nghĩ thầm. Nghe đến đấy, tôi liền chạy ra ngay:
"Có đấy! Tôi có biết một phụ nữ phương Đông chuyên đi rình người ta tắm." Tôi nói và cười một cách lễ độ.
Jose tỏ thái độ ngạc nhiên, sợ hãi.
"Tuần trước chẳng phải máy bay đưa một đoàn du khách Nhật Bản đến đây hay sao? Người Nhật hay nghiên cứu người ta tắm gội như thế nào. Nhất là phụ nữ Nhật, đến đâu cũng dò hỏi chỗ người ta tắm..."
Jose dùng ngón tay chỉ vào tôi, miệng ho ra. Tôi giơ tay "pắp" một cái hạ tay anh xuống.
Ông bạn Sahara kia nghe tôi nói xong, chợt như vỡ lẽ: "Hóa ra là người Nhật Bản, tôi cứ tưởng, tôi cứ tưởng..." ông ta liếc tôi một cái, mặt hơi ửng đỏ.
"Ông tưởng là tôi phải không? Thật tình là ngoài việc nấu nướng giặt giũ, tôi chăng hứng thú gì cả. Ông nhầm rồi."
"Tôi xin lỗi, tôi nhớ nhầm rồi, xin lỗi." ông ta lại đỏ mặt lên lần nữa.
Ông bạn Sahara đi khỏi rồi, tôi vẫn đứng tựa ngoài cửa, nhắm mắt cười thầm. Đột nhiên tôi bị một cái vỗ vào đầu:
"Đừng ngẩn người ra nữa, phu nhân hồ điệp ạ, vào mà nấu cơm đi!"

                                                                                                      Sưu tầm : Mai Thùy Dương

Internet


Gửi ý kiến của bạn về bài này:
Lưu ý : Khi than gia đóng góp ý kiến, mỗi ý kiến nếu được hiển thị quý khách được hưởng 500đ vào tài khoản, để được hưởng điều kiện này, quý khách chỉ cần đăng ký thành viên và đăng nhập để có thể tích lũy tiền trong tài khoản điện tử tại XBOOK
Điện thoại:(Quý khách có thể bỏ qua)

Để lại số điện thoại XBOOK sẽ chăm sóc tốt hơn!
Họ Tên
Email:
Tiêu đề:
OFF Telex

VNI VIQR

Nội dung:
 CÙNG THỂ LOẠI
Chuyện tình đêm Noel
Người cha
Những truyện ngắn về thầy cô
Anh là nắng hạ trong tim em
Mẹ nghèo
Lòng biết ơn của con cáo
Trong bão tuyết
Phép màu
Nụ hôn và ly dị
Hâm lại chất lãng mạn
CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ
CHYỆN CON MÈO DẠY HẢI ÂU BAY
Xem thêm
Hitech
     Danh mục
Thư giãn
Những điều kỳ diệu
Top người quan tâm
Top bài hay
Giới thiệu sách
Kiến thức tham khảo
Truyện hài
Thư viện ảnh
Tư vấn
Tư vấn sách
Tư vấn Hitech
Tư vấn cho mẹ và bé
     Top ý kiến mới nhất
 Cảm động!
Trong bài: NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA MẸ!
Lê Thị Hoài Thu   16h - 22/6/2012
 Mẹ luôn là người vĩ đại nhất trên cuộc đời này!
 Cám ơn
Trong bài: TIN THẬT LÒNG
Nguyễn Thị Lan Hương   8h - 22/6/2012
 Cam ơn Xbook đã gửi cho mình câu chuyện thật ý nghĩa giữa cuộc sống đang chạy đua với thời gian.
Chúc tập thể công ty Xbook ngày càng phát đạt.
 Hoan nghenh Xbook vi nhung trich doan nghe rat van chuong nhung vo cung doi thuong ve tinh Cha con
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
nacdanh   23h - 21/6/2012
 K thưa Xbook,co lan mua sach của Xbook chỉ vi lý do uỷ quyền cho Bích Liên nhận giúp khi đó tôi đi xa nên các bạn cứ tưởng tôi là BLiên đúng không, cũng không sao hi hi. Đến hôm nay bài viết về tình phụ tử của các bạn quá hay nên tôi cũng xin thổ lộ tôi là đàn ông, hiện nay cũng chỉ một mình nuôi cô con gái mẫu giáo, bài giới thiệu của bạn làm tôi không thể quên xbook.com.vn, rất cảm động và liên tưởng nhiều điều về cha tôi, hiện nay tôi khá bận việc công tác và nuôi con, thú vui đọc sách dù tạm thời để lại, khi nào có thời giờ tôi sẽ không quên mua sách của quý vị. Chúc xbook.com.vn thành đạt và ngày càng có nhiều bài viết hay. Cảm ơn!
 tin thật lòng
Trong bài: TIN THẬT LÒNG
nguyễn ngọc thu   15h - 20/6/2012
 Cảm ơn Xbook đã gửi cho tôi những câu chuyện thật ý nghĩa.
 Rất hay và cảm động!
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Lê Thị Hoài Thu   16h - 19/6/2012
 Bài học lớn - niềm tin trong cuộc sống là cực kỳ quan trọng, người con tin là ba mình sẽ tìm thấy mình và người ba tin rằng con trai mình sẽ luôn chờ mình!
 Cám ơn Người Mẹ Vĩ Đại
Trong bài: NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA MẸ!
Nguyễn Thị Tường Hiếu   21h - 16/6/2012
 Cám ơn Xbook đã gửi đến cho tôi câu chuyện về người Mẹ thật đáng yêu và đáng kính. Những gì mà chúng ta có được ngày hôm nay là đều do từ Mẹ mà ra. Không phải Mẹ để lại nhiều tiền bạc, nhiều của cải vật chất là Mẹ đã cho ta,mà chính là Mẹ đã dâng tặng cả cuộc đời này cho các con yêu của mình bằng sự hy sinh thầm lặng.Một lần nữa tôi xin cảm ơn Xbook rất nhiều.
 anh có giúp tôi không ?
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
nguyễn thị thu hằng   13h - 16/6/2012
 khi đọc bài viết về câu chuyện này tôi rất cảm động.cảm ơn XBOOK
 Anh co giup toi khong
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Huong   21h - 14/6/2012
 Trong cuộc sống với muôn vàn hối hả và với tính cách của một người trẻ đôi lúc chúng ta chỉ biết quan tâm đến bản thân mình hoặc gia đình nhỏ của mình mà quên rằng cha mẹ bạn cần lắm những sự quan tâm chăm sóc của bạn. Câu chuyện như nhắc nhở tôi rằng mình đã nhận rất nhiều từ cha mẹ,nay đã lớn phải không đòi hỏi cha mẹ phải trao cho mình nhiều yêu thương mà ngược lại phải trao cho cha mẹ tình yêu thương nhiều nhất mà mình có thể.
 Câu chuyện tôi kể cho vợ và con tôi nghe
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Nguyễn Đức Thuấn   15h - 13/6/2012
 Tôi đã nhận được mail của Xbook! tôi đã đọc và đúng thật nhân văn.Tôi đã đem về ngay trưa hôm đó và trong bữa cơm gia đình tôi đã kể lại cho vợ và con tôi nghe.
Xin cám ơn Xbook!
 Con yêu ba
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Hương   19h - 12/6/2012
 Khi ba tôi nằm bệnh viện, tôi đã tự hứa, lúc nào ba ra viện tôi sẽ chăm sóc ông tốt hơn, ai ngờ ba tôi đã ra đi mãi mãi mà tôi chưa kịp nói con yêu ba. Mong hương hồn ba siêu thoát
HỖ TRỢ

Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác:
 XBOOK ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ ĐẶT MUA
 Miễn phí vận chuyển trên 90,000 nội thành Hà Nội. Hỗ trợ 5% giá hàng hoặc miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 180,000 đ
 Cam kế bán bằng hoặc rẻ hơn giá bìa.
 Hãy nhấn nút đặt mua hệ thống hoàn toàn hướng dẫn đặt mua, phương thức nhận hàng, thanh toán và thời gian nhận hàng.
 Đặt hàng không cần đăng ký đăng nhập.
 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
  Đinh Văn Mẹo
  Hỏi:Tôi có mua được sách không?
  Cao Thị Vân Anh
  Hỏi:Hỗ trợ phí vận chuyển???
  Nguyễn Xuân Thức
  Hỏi:cần giãi đáp
  Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
  Hỏi:Hết hàng

Hỗ trợ khách hàng
Hotline:0904 845 066
(7h-22h, cả T7, CN)
info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
Office:Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
Thời gian liên hệ: Thứ Hai - thứ Sáu, 8:00 - 18:00 và thứ Bảy, 8:00 - 12:00 (trừ các ngày nghỉ và ngày lễ).

© 2007-2012, XBOOK.COM.VN, Inc