www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


ĐÀM ĐẠO VỀ ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG (Trần Nhân Tông)

Tác giả: Bùi Anh Tuấn
Nhà xuất bản: Văn hóa Sài Gòn
Giá bìa:69,000
Giá bán:69,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2009

Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng” là tiểu thuyết lịch sử, lấy bối cảnh thời Trần bắt đầu với sự lên ngôi của Trần Cảnh. Tác phẩm đã phản ánh một giai đoạn lịch sử của nhà Trần, sự hình thành và phát triển của triều đại này và kết thúc bằng việc đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm Yên Tử quy y đạo Phật.

“Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng” là tiểu thuyết lịch sử, lấy bối cảnh thời Trần bắt đầu với sự lên ngôi của Trần Cảnh. Tác phẩm đã phản ánh một giai đoạn lịch sử của nhà Trần, sự hình thành và phát triển của triều đại này và kết thúc bằng việc đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm Yên Tử quy y đạo Phật. Chọn phương pháp "đàm đạo" giữa ba nhân vật (hai hư cấu và một là tôi) để nói về Trần Nhân Tông. Thông qua cuộc "đàm đạo" này, cuốn tiểu thuyết làm rõ toàn bộ lịch sử nhà Trần trong giai đoạn đầu dựng nước và giữ nước với những nhân vật như: Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung, Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), Lý Chiêu Hoàng, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Tung… Tất cả những thăng trầm, biến đổi của một triều đại đã được Bùi Anh Tấn tái hiện lại trong cuốn sách một cách sống động, từ đó tác giả còn đưa ra những cái nhìn khách quan về một vị Thái sư vốn được đánh giá là “lắm công nhiều tội” của triều Trần: Thái sư Trần Thủ Độ.

 

Mỗi một nhân vật lịch sử luôn là chứng nhân trong giai đoạn lịch sử mà họ đã sống, nhất là những nhân vật ghi dấu ấn đậm trong thời đại đó. Nhưng với Trần Nhân Tông còn “hằn sâu” hơn rất nhiều và kéo dài đến hơn 700 năm sau với tư cách là Tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tôi đã phải lục bới hàng núi tư liệu các loại, trong khi trình độ ngoại ngữ cực kỳ có hạn để tìm hiểu về họ. Tiếp cận với tất cả những thông tin liên quan từ chính thống đến không chính thống, cố gắng làm sao để “sống” vào đúng thời đại của họ đang sống, hòa nhập cùng hơi thở, ý nghĩ của họ... Với quan niệm “viết về lịch sử thì phải tôn trọng những sự thật lịch sử song phải minh xác ở đây là viết tiểu thuyết chứ không phải là ‘chép” sử”, nhà văn Bùi Anh Tấn đã đưa ra những góc nhìn mới: vừa dùng tư duy của ngày hôm nay để đánh giá những sự việc của “người xưa”, vừa thâm nhập vào thế giới quan của tiền nhân để hiểu họ, phân tích đánh giá việc làm của họ và rút tỉ những bài học lịch sử cho hậu sinh. Quyền hư cấu của người viết không hạn chế nhưng phải trung thành với sự thật đã có, không phải mượn hư cấu để “đẻ” ra những cái không có.

Cuốn sách sẽ là một tác phẩm rất thú vị với những độc giả yêu thích tìm hiểu về lịch sử của dân tộc dưới góc nhìn mới mẻ và khách quan. Từ đó, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về dân tộc Việt Nam dưới sự trị vì của triều đại nhà Trần, một trong những thời kỳ được coi là phát triển hưng thịnh nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.