Tác giả: Lê Quý Ngưu
Nhà xuất bản: Thuận Hóa
Giá bìa:250,000
Giá bán:250,000
Năm xuất bản: 2007
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về một số ngày Tết Đinh Hợi không trùng nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như một số tháng đủ và thiếu khác nhau của hai nước, mới đây NXB Thuận Hóa (Huế) kết hợp với Công ty Văn hóa Hương Trang (TP.HCM) ấn hành cuốn 556 năm đối chiếu âm lịch - dương lịch Việt Nam và Trung Quốc (Giáp Thìn 1544 - Canh Thân 2100)do Lê Quý Ngưu biên soạn, dày 1164 trang.
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về một số ngày Tết Đinh Hợi không trùng nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như một số tháng đủ và thiếu khác nhau của hai nước, mới đây NXB Thuận Hóa (Huế) kết hợp với Công ty Văn hóa Hương Trang (TP.HCM) ấn hành cuốn 556 năm đối chiếu âm lịch - dương lịch Việt Nam và Trung Quốc (Giáp Thìn 1544 - Canh Thân 2100)do Lê Quý Ngưu biên soạn, dày 1164 trang. Lời mở đầu nêu rõ nước ta tính lịch của mình theo múi giờ 7 (kinh tuyến 1050 Đông, đi qua gần thủ đô Hà Nội), khác với Trung Quốc dựa trên múi giờ 8 (giờ Bắc Kinh). Cụ thể, vào ngày 8.8.1967, Nhà nước đã ra quyết định 121/CP "khẳng định giờ chính thức là múi giờ 7 kể từ 00 giờ ngày 1.1.1968 để áp dụng thống nhất cho cả nước". Ở miền Nam, trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn vẫn áp dụng theo múi giờ thứ 8 nên đã ăn Tết Nguyên đán hoàn toàn theo đúng với lịch Trung Quốc và "đến sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời đã ra quyết định miền Nam chính thức trở lại múi giờ 7 và giờ Sài Gòn được vặn chậm lui 1 giờ". Do vậy, một số ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam và Trung Quốc có khác nhau. Như sắp tới, Việt Nam sẽ ăn Tết Đinh Hợi 2007 vào ngày thứ bảy 17.2.2007 dương lịch, còn Trung Quốc ăn tết vào ngày chủ nhật 18.2.2007 dương lịch. Sách biên soạn và bổ sung đối chiếu âm lịch, dương lịch Việt Nam-Trung Quốc từ năm 1544 đến 100, chú trọng đến ngày tháng năm khác nhau của hai nước, làm công cụ tra cứu các ngày tháng trong lịch sử. Ví dụ cuốn Đại Nam thực lục ghi ngày Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích và Nguyễn Gia Phan bị đóng gông giải đến phủ Phụng Thiên ở Bắc Thành để kết tội và đánh gậy là nhằm ngày Canh Thìn tháng 2 năm Quý Hợi, tương ứng với ngày 6.4.1803 dương lịch: "Ở năm này (Quý Hợi), có sự khác biệt giữa lịch Trung Quốc (nhà Thanh) với lịch Việt Nam (nhà Nguyễn)". Lịch Việt Nam năm ấy nhuận vào tháng giêng, còn Trung Quốc thì không nhuận. Vì thế tháng giêng nhuận nói trên của lịch nhà Nguyễn lại ứng với tháng hai của lịch nhà Thanh. Nếu người nghiên cứu sử học chỉ dựa vào lịch Trung Quốc để tìm ngày dương lịch của sự kiện trên sẽ không chính xác.
|