www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI

Tác giả: Tác giả: Ernest Hemingway - Dịch giả: Nguyễn Vĩnh Hồ, Hồ Thể Tần
Nhà xuất bản: Văn học
Giá bìa:95,000
Giá bán:95,000
Năm xuất bản: 2010

Chuông nguyện hồn ai là tiểu thuyết được xuất bản năm 1940 của nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway. Cuốn tiểu thuyết viết về Robert Jordan, một người Mỹ thuộc Lữ đoàn quốc tế, tham gia chống Phát xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tựa Chuông nguyện hồn ai được Hemingway lấy từ tác phẩm Meditation XVII của nhà thơ John Donne...

Chuông nguyện hồn ai là tiểu thuyết được xuất bản năm 1940 của nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway. Cuốn tiểu thuyết viết về Robert Jordan, một người Mỹ thuộc Lữ đoàn quốc tế, tham gia chống Phát xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tựa Chuông nguyện hồn ai được Hemingway lấy từ tác phẩm Meditation XVII của nhà thơ John Donne.
Chuông nguyện hồn ai là một bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống lại bọn phát xít Franco bảo vệ chế độ cộng hòa, một cuộc chiến kéo dài từ năm 1936 tới năm 1939. Nhân vật chính là Robert Jordan, một chiến sĩ người Mỹ chiến đấu trong Lữ đoàn quốc tế, tham gia cuộc chiến tranh vĩ đại chống lại sự bành trướng toàn cầu của chủ nghĩa phát xít. Trong kế hoạch tấn công nhằm giải phóng một vùng lãnh thổ Tây Ban Nha của Sư đoàn số 14 do tướng Gôndơ người Nga chỉ huy, Robert Jordan được lệnh phối hợp với một nhóm du kích đặt mìn phá hủy một cây cầu để chặn viện binh và đường rút chạy của quân địch. Anh lên đường đến Villaconejos để tổ chức kế hoạch tấn công cây cầu.
Tại đây, khi gặp cô du kích Tây Ban Nha xinh đẹp tên là María, mối tình sâu nặng và đồng điệu trong một lý tưởng chung giữa anh và cô nảy nở. Tình yêu đó đã giúp cho hai người nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của cuộc sống và công việc họ đang làm. Nhưng bỗng Robert Jordan nhận thấy bọn phát xít đã đánh hơi được kế hoạch của cuộc tấn công và đang ráo riết tập trung quân bố trí phản kích. Anh cử ngay Andrés mang báo cáo về Ban chỉ huy Sư đoàn đóng ở Navacerrada đề nghị thay đổi kế hoạch tác chiến và cho ngừng ngay việc phá hủy cầu. Thế nhưng thật không may, do nhiều trắc trở, lẽ ra đoạn đường chỉ cần đi trong ba giờ, Andret phải mất cả một ngày....
“Anh nằm sấp trên mặt đất màu nâu phủ đầy lá thông trong rừng, cầm tựa vào đôi cánh tay gập lại, cao cao trên đỉnh đầu anh, gió thổi trong ngọn thông. Sườn núi nơi anh nằm dốc thoai thoải, mé dưới thì dựng đứng, từ đó có thể nhìn thấy con đường trải nhựa đen ngoằn ngoèo bò qua đèo. Một con suối chảy men bên đường và xa xa phía dưới đèo anh nhìn thấy một xưởng cưa bên bờ suối và nước ở chỗ đập đổ xuống, trắng xóa trong ánh nắng hè.
Anh hỏi:
- Xưởng cưa đấy phải không?
- Phải
- Tôi không nhớ ra đấy.
- Họ xây từ khi anh đi. Xưởng cũ ở xa dưới nữa, phía dưới đèo.
Anh giở bản đồ tham mưu chụp lại trải ra mặt đất và chăm chú xem. Ông cụ già, người thấp nhưng khoẻ mạnh, mặc một chiếc áo khoác đen của nông dân và một chiếc quần vải xám dầy cộp, đi giày vải đế bên thừng, nghé nhìn qua vai anh. Ông cụ thở hổn hển vì vừa leo núi và đặt bàn tay lên một trong hai chiếc ba lô nặng mà hai người đã mang lên tới đây.
- Thế từ chỗ này không nhìn thấy cầu à?
- Không, - ông cụ trả lời. - Chỗ này đèo không dốc mấy, suối chảy từ từ. Dưới nữa, chỗ đường ngoạt khuất sau đám cây, đèo dốc hẳn xuống và ở đó có một cái khe rất hẹp.
- Tôi nhớ ra rồi.
- Vắt ngang khe là cái cầu.
Trạm gác của chúng nó ở đâu?
- Ở chỗ xưởng cưa mà anh nhìn thấy kia, có một trạm gác.
Người trẻ tuổi đang xem xét địa hình, lấy ở trong túi áo sơ mi dạ màu kaki đã bạc phếch ra một cái ống dòm, anh lấy khăn tay lau mắt kính, vạn ống kính cho đến khi đột nhiên anh nhìn thấy rõ ràng xưởng cưa và cả cái ghế dài đặt bên cửa, một đống mạt cưa lớn phía sau cái nhà trống, ở đó đặt chiếc máy cưa vòng và một phần con đường dốc để kéo gỗ từ trên núi xuống ở bên kia bờ suối. Qua ống kính, con suối hiện ra sáng rõ và phẳng lặng và dưới vòng nước đổ từ đập xuống, gió thổi bọt bay tung toé.
- Không thấy có lính gác nhỉ?
Ông cụ già nói:
Có khói ở xưởng cưa bốc lên và có cả quần ái phơi trên một cái dây.
- Tôi có trông thấy, nhưng không thấy có lính gác
- Có lẽ nó đứng trong bóng râm, - ông cụ già giải thích. - Giờ này ở đó nóng lắm. Có lẽ nó đứng trong bóng râm về phía cuối, chúng ta không nhìn thấy.
- Có lẽ thế. Trạm gác sau trạm này ở chỗ nào?
- Dưới cầu, ở chỗ cái lều của người phu chữa đường, chỗ cây số năm dính từ đỉnh đèo xuống.
Anh trỏ vào xưởng cưa:
- Ở đấy chúng có bao nhiêu người?
- Hình như có bốn đứa và một thằng cai.
- Thế còn ở dưới?
- Nhiều hơn. Tôi sẽ hỏi được.
- Thế còn ở cầu?
……”