www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

Tác giả: Bảo Ninh
Nhà xuất bản: Văn học
Giá bìa:93,000
Giá bán:93,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2009

Nỗi Buồn Chiến Tranh được coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời kỳ đổi mới. Cuốn tiểu thuyết này được in lần đầu tiên năm 1987 với nhan đề Thân phận tình yêu. Chỉ sau một thời gian ngắn Nỗi buồn chiến tranh không chỉ đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến mà nó được cả độc giả nước ngoài đón nhận. Một cuốn sách hơi khó đọc - đương nhiên, khi được viết với một kỹ thuật khá lạ, thời gian đồng hiện, hòa trộn giữa quá khứ và thực tại, chứ không theo một trật tự kể chuyện thông thường...

Nỗi Buồn Chiến Tranh không chỉ lạ về hình thức mà mới mẻ cả về nội dung so với thời điểm nó ra đời. Có thể nói, đây có thể là cuốn sách đầu tiên của Văn học Việt Nam khai thác chiến tranh dưới góc độ cá nhân. Nếu các tác phẩm ra đời trước Nỗi buồn chiến tranh được viết với góc độ của tập thể, cái riêng cũng đặt trong cái chung, hòa tan vào cái chung, ngùn ngụt ý chí cứu nước như Đất nước đứng lên, Người mẹ cầm súng... thì Bảo Ninh lại có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người trải qua trận mạc, sự mất mát của các cá nhân trong thời chiến. Bảo Ninh thể hiện sự bi quan của cá nhân đối với cuộc chiến: Chiến tranh không chỉ có vinh quang, hay đấu tranh vì chính nghĩa - chiến tranh tóm gọn lại là sự chết chóc, sự hủy diệt. Và cho dù nhiều người trở về sau chiến tranh không hề bị thương tích song vết thương trong lòng họ lại vô cùng đau đớn và luôn rỉ máu. Họ, những con người đã đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống hòa bình nhưng dường như họ không còn là họ nữa. Chiến tranh đã lấy đi của họ sự bình yên trong tâm hồn…
Đến nay, có những lần xuất bản, tác phẩm này lại lấy lại cái tên Thân phận tình yêu. Tình yêu và chiến tranh như hai thái cực đối chọi nhau, một bên là sự hủy diệt ghê gớm, bên kia là một giá trị thiêng liêng, là cội nguồn của sự sống. Trong chiến tranh, tình yêu vẫn đâm hoa nảy lộc, vươn lên trên sự chết chóc sự đau đớn, sự hủy diệt. Nhiều bạn đọc thấy lại cảm giác dữ dội và ghê gớm của chiến tranh qua Nỗi buồn chiến tranh như từng thấy các nhà văn lớn như Remarque hay Hemingway…, tất nhiên với nhiều góc độ mới mẻ hơn.