www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ HỌC TẬP - Bộ Sách Kỷ Niệm 120 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Tác giả: Vũ Kim Yến, Nguyễn Văn Dương
Nhà xuất bản: Văn hóa - Thông tin
Giá bìa:45,000
Giá bán:45,000
Năm xuất bản: Quý I / 2010

"Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau". Là toàn bộ tư tưởng giáo dục của chủ tịch Bác trong cuốn "Tư Tưởng Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề Học Tập" .
Từ việc Người nhận thức sâu sắc rằng, không có tri thức, người dân thuộc địa ta không thể có chìa khóa mở cánh cửa độc lập, tự do một cách thực sự. Và đến giai đoạn đất nước ta được giải phóng tư tưởng của Người là giáo dục không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người.....

Từ mục tiêu cao cả của Người là nguyện suốt đời phấn đấu - là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tư do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đây vừa là mục tiêu vừa là khát vọng " tột bậc" của Người. Từ việc nhận thức sâu sắc rằng, không có tri thức, người dân thuộc địa ta không thể có chìa khóa mở cánh cửa độc lập, tự do một cách thực sự. Đến giai đoạn đất nước ta được giải phóng tư tưởng của Người là giáo dục không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người.....
Tuy Chủ tịch Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, tri thức, học sinh, sinh viên...Nó được coi là "kim chỉ nam" xâu chuỗi trong nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo
Phần II: Các bài viết nghiên cứu  về tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phần III: Các câu chuyện kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục - đào tạo
Phần IV: Biên niên những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành giáo dục - đào tạo (giai đoạn 1954-1969)