www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


12 NGHỆ SĨ MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM - 12 CONTEMPORARY ARTISTS OF VIETNAM (Sách song ngữ)

Tác giả:
Nhà xuất bản: Thế giới
Giá bìa:300,000
Giá bán:300,000
Năm xuất bản: Quý II / 2010

Họ - những nghệ sỹ trong cuối sách song ngữ Việt – Anh “12 Nghệ Sĩ  Mỹ Thuật Đương Đại Việt Nam” đều có những thành tựu nghệ thuật được rộng rãi công chúng và giới mỹ thuật cả nước biết đến. Họ ít nhiều có những ảnh hưởng tới cộng đồng đồng nghiệp và hiệu ứng thẩm mỹ xã hội, tùy mức độ, phạm vi khác nhau...

Sách “12 Nghệ Sĩ  Mỹ Thuật Đương Đại Việt Nam” do nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật có uy tín trong và ngoài nước biên soạn. Trong đó có nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy và giáo sư người Mỹ Nora A. Taylor, người chuyên nghiên cứu về nghệ thuật Đông Nam Á của Viện nghệ thuật Chicago (Mỹ). Cuốn sách được in màu, 210 trang, khổ 24cm x 25cm, do Nxb Thế giới ấn hành. Dự án xuất bản này đã nhận được tài trợ cho phần chuyển ngữ từ Quỹ Phát triển và trao đổi văn hóa (CDEF), ĐSQ Đan Mạch tại Hà Nội.
Sơ lược về 12 nghệ sĩ trong sách “12 Nghệ Sĩ  Mỹ Thuật Đương Đại Việt Nam”:
1. Vũ Dân Tân (1946- 2009, Hà Nội): Trường hợp độc đáo nhất của nghệ thuật đương đại VN. Ông tạo nên một thế giới nghệ thuật hoàn toàn khác với tất cả các dòng hướng nghệ thuật đương đại VN khác.
2. Trương Tân ( 1963, sống tại Paris; Hà Nội): Ông có nhiều ảnh hưởng đến đồng nghiệp trẻ bởi thông qua nghệ thuật của ông, người ta có thể thấy rõ bản ngã của ông cũng như sự thành thực của ông với bản ngã của chính mình. Đồng thời, nghệ thuật của ông, tranh vẽ, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn, là những bản ngợi ca miên viễn về thẩm mỹ.
3. Trần Lương (1960, Hà Nội): Nghệ sĩ đương đại và giám tuyển nghệ thuật VN được biết đến nhiều nhất ở bên ngoài biên giới. Ông cũng được biết đến như là một người tiên phong của nghệ thuật đương đại VN.
4. Đào Anh Khánh (1959, Hà Nội): nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng nhất của Việt Nam. Ông bắt đầu thực hành nghệ thuật trình diễn từ năm 1999. Ông và các tác phẩm nghệ thuật trình diễn của ông luôn được tranh luận với hai chiều ý kiến ngược nhau: đó là nghệ thuật hay là thứ mang tính giải trí...
5. Đinh Ý Nhi (1967, Hà Nội): Có lẽ, chị là nữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam từ bỏ dạng hội họa thấm đẫm tính trang trí truyền thống. Chị vẽ về những nỗi sợ hãi và sự đồng nhất hóa của con người trong thời đại toàn cầu.
6. Nguyễn Minh Thành (1971, Hà Nội): Anh là một nghệ sĩ nghệ thuật sắp đặt và họa sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất ở bên ngoài lẫn bên trong biên giới VN. Tranh vẽ của anh có thể nói với khán giả rất nhiều về tâm lý con người bởi anh nhìn sâu vào bản ngã chính mình để hiểu được tính cách chung của con người.
7. Nguyễn Bảo Toàn (1950, Hà Nội): Nghệ thuật sắp đặt của ông cho thấy rằng thẩm mỹ truyền thống VN có thể rất hợp với nghệ thuật đương đại mang giọng điệu đầy thử thách.
8. Lê Quảng Hà (1963, Hà Nội): Ông có lẽ là họa sĩ đầu tiên của hội họa đương đại VN nói lên những tiếng nói thẳng thắn và trực tiếp về những vấn đề phổ quát của nhân loại hiện nay như khủng bố, dục tính.
9. Jun Nguyễn Hatsushiba: Ông có cha là người Việt, mẹ là người Nhật Bản. Ông nổi tiếng với những tác phẩm nghệ thuật video (video art) về xe xích lô dưới nước. Ông được mời tham gia nhiều liên hoan nghệ thuật được đại định kỳ hai năm (biennale) uy tín trên thế giới.
10. Ly Hoàng Ly (1975, sống tại tp. HCM): Chị là nữ nghệ sĩ nổi tiếng nhất của nghệ thuật trình diễn VN. Chị được mời tham gia nhiều liên hoan nghệ thuật trình diễn cũng như các kỳ triển lãm nghệ thuật định kỳ 2 năm uy tín, như một đại diện của châu Á và VN. Nghệ thuật của chị tập trung thể hiện số phận của giới nữ VN và châu Á nói chung trong truyền thống và những dấu vết của nó trong xã hội đương đại.
11. Lê Quang Đỉnh (Dinh Q. Le) (1969, Hà Tiên): Anh là một người Việt di cư sang Mỹ từ khi còn nhỏ. Thực hành nghệ thuật của anh hết sức đa dạng mà độc đáo; ví dụ như việc anh cắt các tấm hình thành từng sợi và dệt chúng thành "các bức tranh" lên tiếng mạnh mẽ về nhiều vấn đề của đời sống con người, trong đó, số phận của những di dân được anh chú ý. Các sáng tác của anh được nhiều bảo tàng và gallery uy tín thế giới sưu tập và mời triển lãm.
12. Lý Trần Quỳnh Giang ( 1978, Hà Nội): Chị chọn một con đường chông gai trong nghệ thuật, làm những bản khắc gỗ độc bản- giống như tranh nguyên bản. Nghệ thuật của chị thể hiện sự độc lập của tính cách và thông qua nghệ thuật, những phẩm chất của giới nữ được bộc lộ bất chấp các áp lực và sự bất công về giới trong xã hội.
Xin trân trọng giới thiệu!