Tác giả: Nguyễn Huy Thắng
Nhà xuất bản: Thanh niên
Giá bìa:26,000
Giá bán:26,000
Năm xuất bản: 2009
"Sinh năm 1912, mất năm 1960, cha tôi - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chỉ sống được trọn bốn con giáp. Ông lại là người đến với văn chương muộn: Đầu những năm 40 của thế kỷ trước, người ta mới thấy xuất hện những tác phẩm sau này sẽ thực sự làm nên sự nghiệp ông: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, An Tư... Nghĩa là, với tư cách một nhà văn, ông chỉ có mặt trên cõi đời này chưa đầy hai mươi năm trước khi về cõi vĩnh hằng, một ngày đầu tháng Sáu năm Canh Tý..." (Nguyễn Huy Thắng)
"Sinh năm 1912, mất năm 1960, cha tôi - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chỉ sống được trọn bốn con giáp. Ông lại là người đến với văn chương muộn: Đầu những năm 40 của thế kỷ trước, người ta mới thấy xuất hện những tác phẩm sau này sẽ thực sự làm nên sự nghiệp ông: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, An Tư... Nghĩa là, với tư cách một nhà văn, ông chỉ có mặt trên cõi đời này chưa đầy hai mươi năm trước khi về cõi vĩnh hằng, một ngày đầu tháng Sáu năm Canh Tý. Thế nhưng, ngay từ thời thanh niên, ông đã đến với nhiều hoạt động xã hội, như Truyền bá quốc ngữ, Hướng đạo, và sau này là Văn hóa cứu quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành một trong những người lãnh đạo văn nghệ, trực tiếp điều hành Hội Văn hóa cứu quốc những năm 1945 - 1946 và sau đó là cơ quan Hội Văn nghệ Việt Nam trong kháng chiến. Hòa bình lập lại, ông thôi những cương vị lãnh đạo chủ chốt trong giới văn nghệ, nhưng vẫn tham gia một số tổ chức xã hội như Hội Việt - Xô hữu nghị, và đặc biệt, tiếp tục đảm đương trọng trách của một đại biểu Quốc hội mà ông đã tham gia ngay từ khóa I... Như vậy, có thể nói Nguyễn Huy Tưởng có quãng thời gian hoạt động xã hội và chuyên môn không hề ngắn, và trong những khoảng thời gian nhất định, ông thậm chí còn thuộc về giới "thượng tầng kiến trúc" - ít nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật - và thực sự đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn nghệ đất nước trong những năm cách mạng, kháng chiến và đầu hòa bình lập lại." (Nguyễn Huy Thắng)
|