www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

Tác giả: Thùy Chi
Nhà xuất bản: Lao động
Giá bìa:28,500
Giá bán:28,500
Năm xuất bản: 2009

Có thể nói văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Có thể nói văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Nghệ thuật dân tộc được kết tinh từ mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, vốn vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Âm nhạc cung đình Việt Nam là một bộ môn âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam, có giá trị cao về nghệ thuật và phương diện lịch sử.
Nhạc cung đình còn xuất hiện trong triều đình của một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết, theo sử sách để lại thì nhạc cung đình xuất hiện lần đầu tiên vào đời nhà Trần (thế kỷ 14), nhưng mãi đến đời Nguyễn (cuối thế kỷ 18) nhạc cung đình mới chính thức được phổ biến và phát triển mạnh tại Cung đình Huế.
Tuy được sử dụng trong cung đình, nhưng việc sáng tác và biểu diễn hầu hết đều do những nhạc sĩ, nghệ sĩ dân gian nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ triều đình. Vì vậy, nhạc cung đình tuy mang tính bác học nhưng cũng mang đầy âm hưởng các làn điệu dân gian của các miền Việt Nam. Nhạc cung đình Việt Nam sử dụng những nhạc cụ dân tộc như đàn tam, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, sáo trúc, bộ gõ. Các nhạc cụ này thể hiện đầy đủ các âm vực từ tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng. Điều khác biệt giữa nhạc cụ biểu diễn trong cung đình với nhạc cụ sử dụng trong dân gian là nhạc cụ dùng trong cung đình được làm kỹ, chạm khắc cẩn thận, khéo léo, tinh xảo hơn.