Tác giả: Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Hoàng Diệu Thủy
Nhà xuất bản: Lao động
Giá bìa:150,000
Giá bán:150,000
Năm xuất bản: Quý I / 2010
Vương quốc Thụy Điển nằm ở Bắc Âu, phía Tây tiếp giáp với Na Uy, phía Đông bắc giáp với Phần Lan, các biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat. Thụy Điển nổi tiếng là một quốc gia hòa bình và được toàn thế giới biết đến với giải thưởng Nobel danh giá mà bất kì nhà khoa học, nhà văn, nhà hoạt động chính trị nào cũng đều ao ước được trao tặng vinh dự đó...
Vương quốc Thụy Điển nằm ở Bắc Âu, phía Tây tiếp giáp với Na Uy, phía Đông bắc giáp với Phần Lan, các biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat. Thụy Điển nổi tiếng là một quốc gia hòa bình và được toàn thế giới biết đến với giải thưởng Nobel danh giá mà bất kì nhà khoa học, nhà văn, nhà hoạt động chính trị nào cũng đều ao ước được trao tặng vinh dự đó. Nền văn học Thụy Điển được chia ra các thời kì chính như sau: Old Norse (Thời Na Uy cổ), Trung cổ (Middle ages), Thế kỉ 16 và 17 [(16th and 17th century) tương ứng với thời Phục hưng và Cổ điển ở Tây Âu], thế kỉ 18 [(18th century) tương ứng với thời Ánh sáng], thế kỉ 19 [(19th century) tương ứng với thời kì chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên], và văn hoc thế kỉ 20 [(20th century) tương ứng với thời kì xuất hiện chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại]. Những hòn đá khắc kiểu chữ Rune được xem là văn bản văn học cổ xưa nhất của Thụy Điển. Tuy nhiên, thời Old Norse, văn học Thụy Điển chủ yếu vẫn là văn học truyền miệng. Văn học viết chưa có được những đỉnh cao như sau này. Thời Trung cổ, xuất hiện nữ văn sĩ tiêu biểu nhất là Thánh Birgitta. Nhưng phải sang thế kỉ 16, nền văn học Thụy Điển mới thực sự khởi sắc. Thật khó có thể kể hết những nhà văn xuất sắc của nền văn chương Thụy Điển. Trong khuôn khổ cuốn sách này chỉ điểm qua những đại diện tiêu biểu, chúng ta đã phần nào hình dung được diện mạo của một nền văn chương lớn, dẫu quốc gia đó chỉ vẻn vẹn có hơn chín triệu dân.
|