Tác giả: A. Soebiantoro, M. Ratnatunga - Dịch giả: Đỗ Đức Tùng
Nhà xuất bản: Kim đồng
Giá bìa:15,000
Giá bán:15,000
Năm xuất bản: 0
Di sản truyện thần thoại của người Hindu cổ đại tiếp tục được duy trì bất chấp có sự chuyển đổi sang đạo Hồi vào thế kỷ thứ 16. Điều này đặc biệt diẽn ra ở đảo Java, nơi nền văn hoá Hindu phát triển mạnh mẽ và các thầy tu đạo Hindu đã để lại một khối lượng khổng lồ các câu chuyện về những cây cọ, những hòn sỏi, những bức tường và những tảng đá. Các cuộc trình diễn mang tên wayang với búp bê, các diễn viên đeo mặt nạ và bộ cánh bằng lông vũ chiếm một phần trong các câu chuyện dân gian cho đến muôn đời sau...
Ở Indonesia, truyện dân gian không hẳn là di sản văn hoá của quá khứ. Tình yêu truyện thần thoại luôn tồn tại trong cuộc sống thường ngày của người Indonesia, trở thành một phần tâm trí người dân Indonesia được phản ánh qua các truyền thuyết và truyện ngụ ngôn này. Những câu chuyện này bắt nguồn từ thuyết duy linh thời xa xưa, với sự xuất hiện của đạo Hindu thời người Java tiền sử, năm thứ 75 trước Công nguyên. Cuộc sống xoay quanh niềm tin rằng mọi hòn đá, cái cây, ngọn núi và con sông đều có linh hồn. Luôn tồn tại trí tưởng tượng, tính ma thuật và phép phù thuỷ cùng với niềm tin vào thuật chiêm tinh, phép gọi hồn và cả niềm tin vào vô số vị thần cả tốt lẫn xấu. Di sản truyện thần thoại của người Hindu cổ đại tiếp tục được duy trì bất chấp có sự chuyển đổi sang đạo Hồi vào thế kỷ thứ 16. Điều này đặc biệt diẽn ra ở đảo Java, nơi nền văn hoá Hindu phát triển mạnh mẽ và các thầy tu đạo Hindu đã để lại một khối lượng khổng lồ các câu chuyện về những cây cọ, những hòn sỏi, những bức tường và những tảng đá. Các cuộc trình diễn mang tên wayang với búp bê, các diễn viên đeo mặt nạ và bộ cánh bằng lông vũ chiếm một phần trong các câu chuyện dân gian cho đến muôn đời sau. Tại đảo Bali, đạo Hindu vẫn còn tồn tại chủ yếu là bởi những người Java cổ di trú tới đây đã luôn gìn giữ nền văn hoá của mình.
|