www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


TỔNG QUAN LỊCH SỬ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1925 - 2010)

Tác giả: Đào Duy Nhất, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy Thông
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Giá bìa:91,000
Giá bán:91,000
Năm xuất bản: 2010

"Tổng Quan Lịch Sử Báo Chí Cách Mạng Việt Nam" Đây là một công trình nghiên cứu nhiều năm, công phu nghiêm túc. Lịch sử Việt Nam gắn liền với lịch sử cận hiện đại của dân tộc với bức tranh nhiều màu sắc của dân tộc yêu nước, giàu truyền thống, bị áp bức, đói nghèo, trong đó lột tả cuộc đấu tranh giữa một nền tảng báo chí thực dân và nô dichj với một nền báo chí yêu nước và cách mạng.

Nhân dịp kỉ niệm 85 năm Ngày báo Cách mạng Việt Nam, để ghi nhận chặng đường lịch sử sáng ngời của báo chí cách mạng  nước nhà và như một món quà ca ngợi, biết ơn đến công lao đóng góp to lớn của nhiều thế hệ các nhà báo Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách "Tổng Quan Lịch Sử Báo Chí Cách Mạng Việt Nam (1925 - 2010)" của tập thể các nhà báo, nhà nghiên cứu do PGS.TS Đào Duy Quát, GS,TS Đỗ Quang Hưng, PGS,TS Vũ Huy Thông chủ biên.
Nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam ra đời được cắt nghĩa đơn giản mà lớn lao: tuyên truyền để giai cấp biết mục đich (Án Nghị  quyết ngay sau khi thành lập Đảng). Từ tuyên truyền để giai cấp biết mục đích, gắn với tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lenin, rồi đấu tranh không khoan nhượng bảo vệ  lý tưởng cộng sản. Chặng đường nào mà báo cách mạng đi qua gắn với những mốc son sáng chói của lịch sử cách mạng dân tộc: từ khi vận động thành lập Đảng, tới huấn luyện cán bộ, chuẩn bị cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Số lượng, hình thức báo chí trải qua gần một thế kỷ cũng thay đổi được vượt bậc. Từ chỗ số lượng tờ báo ít ỏi với hình thức in thô sơ, nghèo nàn nay số lượng báo chí tăng lên rất nhiều với đủ loại hình báo viết, báo hình, báo mạng với hình thức phong phú, sinh động, khả năng cập nhật cao. Đội ngũ nhà báo ngày càng đông đảo, yêu nước, đam mê nghề nghiệp, dũng cảm và tài năng.

MỤC LỤC:
Chương I: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1925-1945
Chương II: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945-1954
Chương III: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975
Chương IV: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1976-1986
Chương V: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1986-2000
Chương VI: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 2001-2010
Kết luận
Tài liệu tham khảo