Tác giả: Phan Thị Mai Hương
Nhà xuất bản: Từ điển bách khoa
Giá bìa:40,000
Giá bán:40,000
Năm xuất bản: Quý III / 2010
Quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội đã biến nhiều khu vực ven đô thành khu vực nội thành, nhiều vùng ngoại ô trở thành vùng ven đô. Đi kèm với quá trình này là sự thay đổi mạnh mẽ từ cảnh quan môi trường, hoạt động nghề nghiệp, đến sự biến đổi lối sống, phong tục, tập quán; từ biến đổi kinh tế - xã hội đến những biến đổi tâm lý trên bình diện xã hội lẫn bình diện cá nhân. Nghiên cứu: "Những Biến Đổi Tâm Lý Cơ Bản Của Cư Dân Vùng Ven Đô Đã Được Đô Thị Hóa" đã góp phần phác thảo nên bức tranh chung về quá trình đô thị hóa ở vùng ven đô, những tác động của quá trình này đến đời sống tâm lý của người dân.
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của một xã hội phát triển. Quá trình này kéo theo những biến đổi lớn về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tâm lý con người. Hà Nội là thủ đô và là một thành phố đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội được tập trung ở các vùng ven đô và vùng ngoại thành, vừa mang những đặc trưng chung của các vùng đô thị hóa vừa có những đặc thù riêng của thủ đô. vùng ven đô vốn là vùng trung chuyển từ vùng nông thôn sang nội thị, nên sự đan xen giữa các khuôn mẫu nông thôn và thành thị về mặt văn hóa và lối sống là đặc trưng chủ yếu của vùng nàyl. Quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội đã biến nhiều khu vực ven đô thành khu vực nội thành, nhiều vùng ngoại ô trở thành vùng ven đô. Đi kèm với quá trình này là sự thay đổi mạnh mẽ từ cảnh quan môi trường, hoạt động nghề nghiệp, đến sự biến đổi lối sống, phong tục, tập quán; từ biến đổi kinh tế - xã hội đến những biến đổi tâm lý trên bình diện xã hội lẫn bình diện cá nhân. Sự biến đổi trên diện rộng nhưng mang tính tự phát, chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhưng lại diễn ra quá nhanh, với tốc độ cao khiến cư dân vùng ven đô đã được đô thị hóa chưa thích nghi ngay được với nhịp sống mới nên bên cạnh những biến đổi tích cực cũng xuất hiện những dấu hiệu của sự khiếm khuyết. Những nghiên cứu về tác động của quá trình đô thị hóa đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa nhiều và chủ yếu ở góc độ xã hội học, kinh tế học hoặc văn hóa học với mối quan tâm đến quá trình xã hội hơn là con người - những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình n ày. Đặc biệt những nghiên cứu từ góc độ tâm lý học về tác động của quá trình này đến người dân là rất ít ỏi. Nghiên cứu: "Những Biến Đổi Tâm Lý Cơ Bản Của Cư Dân Vùng Ven Đô Đã Được Đô Thị Hóa" là đề tài cấp Bộ được Viện Tâm lý học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện trong hai năm 2006 và 2007, đã góp phần phác thảo nên bức tranh chung về quá trình đô thị hóa ở vùng ven đô, những tác động của quá trình này đến đời sống tâm lý của người dân. Nội dung chính của nghiên cứu nhằm 2 mục đích: Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng và sự biến đổi một số mặt trong đời sống tâm lý của cư dân vùng ven đô đã được đô thị hóa. Thứ hai, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị làm cơ sở khoa học cho những chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề cư dân vùng đô thị hóa của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
MỤC LỤC: Lời nói đầu Chương 1. Đô thị hóa và những biến đổi xã hội vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa hiện nay Chương 2. Những biến đổi trong hệ thống nhu cầu của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa Chương 3. Những biến đổi về mặt nhận thức xã hội của cư dân vùng ven đô trong trong quá trình đô thị hóa Chương 4. Sự thích nghi với lối sống đô thị của cư dân vùng ven đô trong trong quá trình đô thị hóa Chương 5. Biến đổi trong giao tiếp và quan hệ xã hội của cư dân vùng ven đô trong trong quá trình đô thị hóa Chương 6. Chiến lược sống cá nhân của cư dân ven đô nhìn nhận từ góc độ nghề nghiệp, việc làm trong quá trình đô thị hóa và những biến đổi tâm lý Chương 7. Một số vấn đề quản lý xã hội vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa. Kết luận Thay lời kết: Phác thảo chân dung người ven đô qua một lát cắt thời gian Tài liệu tham khảo
|