Tác giả: Phạm Quang Huy, Phùng Thị Nguyệt, Phạm Quang Hiển
Nhà xuất bản: Giao thông Vận tải
Giá bìa:65,000
Giá bán:65,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2004
Đây là tập 1 trong họ sách hướng dẫn sử dụng Boris Red 2.5, một chương trình làm đầu băng và kỹ xảo truyền hình chuyên nghiệp giúp bạn có thể cùng lúc xoay tròn, cuộn qua lại và đổi bất kỳ một số rãnh làm các hoạt cảnh chuyển động toàn màn hình trong không gian 3D, sắp xếp, dàn dựng video lên trên một mặt phẳng, một hình cầu, một hình trụ hay văn bản.
Đây là tập 1 trong họ sách hướng dẫn sử dụng chương trình biên tập và làm kỹ xảo truyền hình chuyên nghiệp đa kênh-Boris RED. Sách biên soạn cho người chuyên nghiệp, các bạn nên dùng qua một chương trình biên tập phim nào rồi như: Premiere, Adobe After Effect, v.v trước khi học họ sách này. BÀI TẬP 1: LỒNG HÌNH ẢNH LÊN CHỮ VÀ HAI CLIP CÙNG TRÌNH CHIẾU Trong những đoạn phim đám cưới (thậm chí phim quảng cáo), chúng ta hay gặp những tiêu đề giới thiệu về cảnh phim ấy. Điều đặt biệt là trong các tiêu đề này xuất hiện những hình ảnh của những cảnh phim khác nhau. Mặt khác, ở vị trí nào đó xuất hiện hình ảnh của một clip khác cũng đang trình chiếu. Bài tập đầu tiên giới thiệu đến các bạn cách tạo cho một đoạn phim có tiêu đề tương tự như vậy: lồng hình ảnh của 1 clip lên dòng chữ TỦ SÁCH STK và trình chiếu clip thứ hai trên góc trái màn hình. Đây là một kỹ thuật sử dụng khá phổ biến trong phim ảnh. BÀI TẬP 2: KỸ THUẬT NHÀ NGHỀ Trong bài tập 1 các bạn đã được hướng dẫn cách thực hiện lồng hình ảnh của một clip vào tiêu đề, sau đó ứng dụng kỹ thuật chuyển cảnh để thực hiện 2 clips trình chiếu cùng một lúc trên màn hình. Tuy nhiên, hạn chế của kỹ thuật này là không thể tạo chuyển động cho khung hình tròn (hoặc chữ nhật) chứa clip thứ hai và clip thứ hai xuất hiện một cách đột ngột. Trong bài tập thứ hai, các bạn sẽ được hướng dẫn cách thực hiện trình chiếu 2 clips cùng một thời điểm nhưng sử dụng phương pháp áp dụng hiệu ứng Track Matte Key. Với phương pháp này chúng ta có thể làm cho khung hình tròn chứa clip thứ hai di chuyển và clip thứ hai xuất hiện một cách nhẹ nhàng. BÀI TẬP 3: HIỆU ỨNG XẾP CHỒNG Xếp chồng là một hiệu ứng rất hay được sử dụng trong thiết kế đồ họa cũng như trong xử lý phim ảnh. Hiệu ứng này dùng để ghép những cảnh phim khác vào nhau, khi nhìn người xem cứ ngỡ đó là những cảnh thật. Có nhiều cách để thực hiện kỹ thuật xếp chồng, các bạn được hướng dẫn cách sử dụng hiệu ứng Chroma key dùng để ghép hình ảnh con cò vào một cảnh biển, sau đó sử dụng hiệu ứng khác để tạo cảnh bình minh đang lên. BÀI TẬP 4: TẠO LOGO CHUYỂN ĐỘNG Khi xem truyền hình chúng ta hay gặp logo của một đài truyền hình đang phát. Trong bài tập 4 này các bạn sẽ được hướng dẫn tạo logo của đài truyền hình mang tên STK, sau đó thiết lập các keyframe để cho logo này chuyển động và cuối cùng xuất đề án này ra dạng phim với định dạng *.avi. BÀI TẬP 5: TẠO CHIẾC HỘP Trong chương trình Adobe Premiere Pro, ngoài chức năng biên tập phim, nếu biết vận dụng và khai thác hết các chức năng, bạn có thể tạo ra những vật thể lý thú. Trong bài tập này các bạn được hướng dẫn vận dụng các chức năng và áp dụng hiệu ứng cần thiết để tạo chiếc hộp, sau đó cho nắp hộp mở ra. Trong đó các mặt chiếc hộp là những hình ảnh khác nhau. BÀI TẬP 6: SỬ DỤNG PHÉP CHUYỂN CẢNH Adobe Premiere cho phép tạo ra các kỹ thuật chuyển tiếp hấp dẫn giữa các clip ảnh động hoặc các clip ảnh tĩnh. Mỗi kỹ thuật chuyển tiếp như thế được gọi là một phép chuyển cảnh (Transition) và mỗi chuyển cảnh đều có các tham số tùy chọn để điều khiển cách thức mà hình ảnh sẽ biến chuyển. Để chuyển tức thời giữa các clip, đơn giản chỉ cần sắp xếp nối tiếp các clip trên cùng một rãnh trong cửa sổ Timeline. Tuy nhiên, nếu muốn có sự chuyển tiếp giữa các clip cũng có nhiều cách để chọn lựa. Trong bài tập 6 các bạn sẽ được giới thiệu chi tiết về các chuyển cảnh do chương trình Premiere Pro cung cấp. Xbook xin trân trọng giới thiệu!
|