Tác giả: Cao Tài Linh
Nhà xuất bản: Thời đại
Giá bìa:20,000
Giá bán:20,000
Năm xuất bản: 2010
Một năm chia thành 24 tiết khí, thời cổ đại gọi là "tiết", hoặc gọi là "khí". Mỗi tháng có hai tiết khí, tiết trước gọi là tiết khí, tiết sau gọi là trung khí. Cuốn "Lịch Tiết Khí- Mặt Trời" cho ta hiểu thêm về vũ trụ, thiên văn và mối liên hệ trong cuộc sống.
Một năm chia thành 24 tiết khí, thời cổ đại gọi là "tiết", hoặc gọi là "khí". Mỗi tháng có hai tiết khí, tiết trước gọi là tiết khí, tiết sau gọi là trung khí. Hai mươi tư tiết khí là 24 phần bằng nhau của một năm Mặt trời, vì vậy tiết khí chúng ta nói là dương lịch. Một năm tổng cộng khoảng 365.25 ngày, nên mỗi tiết khí là 15.2 ngày có dư. Lịch mặt trời còn gọi là Dương lịch, là lịch xây dựng trên cơ sở lấy chu kỳ vận hành của Trái đất tự xoay chuyển quanh Mặt trời. Năm của lịch Mặt trời gần tương đương với năm Hồi quy, một năm 12 tháng, "tháng" này trên thực tế không liên quan đến tháng sóc vọng. Tháng và ngày Dương lịch đều tương đối phù hợp với vị trí của Mặt trời trên Hoàng đạo, căn cứ vào ngày dương lịch trong một năm có thể nhận thấy rõ tình hình thay đổi thời tiết bốn mùa. Cuốn "Lịch Tiết Khí- Mặt Trời" cho ta hiểu thêm về vũ trụ, thiên văn và mối liên hệ trong cuộc sống.
MỤC LỤC: Giờ mặt trời Tiết khí Lịch tiết khí Việt Nam Xuân phân trong lịch dương Tiết khí năm 2011 Bảng lịch tiết khí 2011 Ngày xuất hành, mở hàng đầu năm
|