Tác giả: Boris Pasternak - Dịch giả: Lê Khánh Trường
Nhà xuất bản: Phụ nữ
Giá bìa:120,000
Giá bán:120,000
Năm xuất bản: Quý III / 2006
Nhân việc này, bọn phản động đã lợi dụng tên tuổi và tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" của ông để chống Liên Xô khiến ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn Liên Xô, mặc dù lúc đó có những người chân chính không tán thành quyết định sai trái này của Hội. Từ đó, Boris Pasternak - nhà thơ lớn, một thiên tài trong thơ ca Nga - đã phải sống những ngày buồn thảm cuối đời...
Có một thời gian khoảng 6 năm, ông chú tâm nghiên cứu và sáng tác âm nhạc. Nhưng cuối cùng ông đã đi vào sự nghiệp thơ văn. Những bài thơ đầu tiên của B. Pasternak xuất bản năm 1913. Năm 1917, ông viết một loạt những bài thơ tuyệt diệu được in trong tập "Chị tôi" - Cuộc sống, chúng đưa ông lên hàng những nhà thơ lớn nhất nước Nga thời ấy. Tuy nhiên, Boris Pasternak không chỉ là một nhà thơ lớn. Trong lĩnh vực văn xuôi, ông cũng có những truyện ngắn được xếp vào loại hay nhất thế giới. Đặc biệt, sau ngày chiến thắng phát xít Đức, ông đã bắt tay viết tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago và hoàn thành nó vào năm 1955. Năm 1956, Nhà xuất bản Văn học quốc gia Liên Xô ký hợp đồng in tác phẩm này nhưng việc thực hiện hợp đồng ấy bị nhiều người có thế lực trong giới văn học lúc bấy giờ phản đối. Giữa lúc đó, cuốn tiểu thuyết bỗng được xuất bản tại Ý. Sau đó, ngày 28 tháng 10 năm 1958, Viện Hàm lâm Thuỵ Điển tuyên bố tặng giải thưởng Nobel về văn chương năm 1958 cho Boris Pasternak. Nội dung giải thưởng có ghi (Vì sự đóng góp lớn lao vào nền thơ ca trữ tình hiện đại của thế giới cũng như vào các lĩnh vực truyền thống vĩ đại của các nhà văn xuôi Nga). Nhân việc này, bọn phản động đã lợi dụng tên tuổi và tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" của ông để chống Liên Xô khiến ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn Liên Xô, mặc dù lúc đó có những người chân chính không tán thành quyết định sai trái này của Hội. Từ đó, Boris Pasternak - nhà thơ lớn, một thiên tài trong thơ ca Nga - đã phải sống những ngày buồn thảm cuối đời. Tuy nhiên, tên tuổi và tác phẩm của ông không vì thế mà bị lãng quên theo năm tháng, trái lại vẫn sống trong lòng người Xô Viết và hàng triệu triệu người yêu văn học, yêu văn hoá Nga ở khắp năm châu...
|