Tác giả: Vương Thực Phủ - Dịch giả: Nhượng Tống
Nhà xuất bản: Lao động
Giá bìa:69,000
Giá bán:69,000
Năm xuất bản: Quý II / 2011
Tôi đọc vở này mà tưởng tượng ra người viết. Con người ấy, lúc ở đời, trong khoảng bạn hữu vua tôi, tất có điều gì bất mãn lắm? Cho nên mới mượn chuyện nhân duyên tan hợp của đôi vợ chồng để nói cho hả một đôi phần. Vì thế mới than giai nhân là khó tìm,khen Trương sinh là may mắn, giận thói đời hay lật lường coi thường đời như rác bẩn! Tức cười nhất là một bức thư tình con con, mà dám cho là có tài hơn bao nhiêu danh sỹ? Thơ Nghiêu Phu có câu: "Đường, Ngu nhường nhịn ba be rượu; Thang, Vũ nhung nhăng một cuộc cờ?" Đường, Ngu, Thang, Vũ, sự nghiệp to tát thế nào! Thế mà lại coi như ba be rượu với cuộc cờ? Than ôi! Xưa nay các bậc anh hùng, đều như thế cả. Trong cái nhỏ họ tìm thấy cái lớn....
Từ lâu bạn đọc Việt Nam đã biết đến kiệt tác Mái tây ( Tây Sương Ký) của văn học Trung Quốc.. Có giai thoại dân gian của Việt Nam về một anh chàng mù cả 2 mắt khi cầm sách lên ngửi biết ngay là Mái tây bới văn có mùi son phấn, ý nói rằng tác phẩm này viết về đề tài tình yêu và quan hệ trai gái. Gần đây, Nhà xuất bản Lao Đông và Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây đã liên kết ấn hành tác phẩm nổi tiếng này với lời bình của Thánh Thán và bản dịch tiếng Việt của Nhượng Tống . Về kiệt tác này một nhà phê bình văn học Trung Quóc thế kỷ 17 được mệnh danh là “ông vua văn bạch thoại” là “người khổng lồ” như chữ của Phạm Lưu Vũ nhận xét rằng : “Vở Mái tây không phải bỡn, mà là văn hay của trời đất... Từ khi có trời đất tất nhiên trong khoảng đó phải có áng văn hay như thế. Không phải ai viết ra cũng được cả, mà là trời đất có phép tự mình không kết bỗng soạn lên. Nếu nhất định muốn bảo là của một người viết ra, thì Thánh Thán xin coi người ấy tức là hiện thân của trời đất.” Mái tây là vở tuồng của Vương Thực Phủ, nhà văn, nhà viết kịch sống vào thời Nguyên. Vở kịch được viết vào khoảng 1295 – 1307 đời Nguyên Thánh Tông kể về mối tình giữa Thôi Oanh và Trương Quân Thụy. Vở kích có 16 chương. Thôi Oanh Oanh là tiểu thư xinh đẹp, con gái của một vị tướng quốc. Khi bố chết, hai mẹ con nàng về quê, nhưng gặp loạn đành tạm lánh ở chùa Phổ Cứu, đất Bồ. Trương Quân Thụy, một thư sinh nghèo, cha mất sớm, vãn du sang đất Bồ chơi, khi ngoạn cảnh chùa đã gặp Oanh Oanh. Chàng đắm đuối trước sắc đẹp của nàng bèn tìm cách vào chùa xin trọ. Đêm đến, họ Trương ngâm thơ tỏ tình, Oanh Oanh họa lại. Khi Tôn phu nhân làm chay cho chồng thì Trương Quân Thụy cũng nhờ sư cụ của chùa thêm một phần lễ làm chay cho cha mình để có dịp gần Oanh Oanh. Lại có một nhân vật mang tên Tôn Phi Hổ, vốn là thủ lĩnh thảo khấu đã đem quân bao vây chùa, đòi lấy Oanh Oanh. Thôi phu nhân tuyên bố ai giải vây được chùa sẽ gả con gái cho. Trương Quân Thụy bèn viết thư nhờ bạn là tướng quân Đỗ Xác đem binh tiến đánh và bắt được Tôn Phi Hổ. Thôi phu nhân mở tiệc ăn mừng và tiệc có mời Trương Quân Thụy. Ai cũng tưởng là tiệc cưới, nhưng Thôi phu nhân lật hẹn, nói đã hứa gả cho cháu ngoại Trịnh Hằng, nên chỉ cho phép Oanh Oanh nhận Quân Thụy làm anh em. Cả Oanh Oanh và Trương Quân Thụy đều rất mực đau khổ, người hầu gái của Oanh Oanh mang tên Hồng nương cũng bất bình. Sau buổi tiệc, Quân Thụy ốm tương tư, Oanh Oanh sai Hồng nương sang thăm. Khi ra về, Trương Quân Thụy viết thư nhờ Hồng nương đưa cho Oanh Oanh nhưng Hồng nương không dám đưa mà bỏ vào hộp nữ trang. Oanh Oanh vô tình đọc được, rất mừng nhưng lại tự ái mắng Hồng, rồi viết thư trả lời Trương Quân Thụy, sai Hồng nương mang sang. Do viết khi Oanh Oanh đang giận dữ, Hồng nương tưởng đó là thư Oanh Oanh cự tuyệt Quân Thụy nên đã an ủi Quân Thụy hết lời. Thế nhưng, sự an ủi đó lại càng khiến Quân Thụy tuyệt vọng. Chỉ đến khi giở thư ra, thấy đây bài thơ Oanh Oanh hẹn chàng ở mái phía Tây lúc trăng lên, họ Trương vui mừng liền hết bệnh. Đêm hôm đó như đã hẹn Quân Thụy vượt tường đến mái Tây. Nhưng vì có Hồng theo bên cạnh nên Oanh Oanh thẹn thùng. Nàng trở mặt mắng chàng khiến chàng ngẩn người chẳng hiểu vì sao. Hồng nương cũng không rõ thực hay giả vờ, ngỏ ý tố cáo Quân Thụy với Thôi phu nhân nhưng bị Oanh Oanh ngăn lại. Về phòng, Quân Thụy lại trở bệnh nặng. Thôi phu nhân nghe tin sai Hồng nương đến thăm. Oanh Oanh cũng viết thư hẹn tối đến thăm. Từ đó Oanh Oanh và Trương Quân Thụy bí mật đi lại quan hệ với nhau như vợ chồng. Chuyện vỡ lở, Thôi phu nhân trách mắng Hồng nương, nhưng Hồng đã dùng lí lẽ thuyết phục phu nhân tác thành cho đôi trẻ. Bà nghe theo, nhưng bắt Quân Thụy phải vào kinh thi hội, đỗ đạt mới cho kết hôn. Hai người đau khổ chia tay nhau. Tôi đọc vở này mà tưởng tượng ra người viết. Con người ấy, lúc ở đời, trong khoảng bạn hữu vua tôi, tất có điều gì bất mãn lắm? Cho nên mới mượn chuyện nhân duyên tan hợp của đôi vợ chồng để nói cho hả một đôi phần. Vì thế mới than giai nhân là khó tìm,khen Trương sinh là may mắn, giận thói đời hay lật lường coi thường đời như rác bẩn! Tức cười nhất là một bức thư tình con con, mà dám cho là có tài hơn bao nhiêu danh sỹ? Thơ Nghiêu Phu có câu: "Đường, Ngu nhường nhịn ba be rượu; Thang, Vũ nhung nhăng một cuộc cờ?" Đường, Ngu, Thang, Vũ, sự nghiệp to tát thế nào! Thế mà lại coi như ba be rượu với cuộc cờ? Than ôi! Xưa nay các bậc anh hùng, đều như thế cả. Trong cái nhỏ họ tìm thấy cái lớn. Trong cái lớn họ tìm thấy cái nhỏ. Họ muốn quay bánh xe phép ở giữa một hạt bụi, dựng chùa thờ Phật ở đầu một chiếc lông! Không phải nói đùa đâu, chí lý là thế. Nếu ai không tin thì những lúc sân vắng trăng soi, chiều thu lá rụng, phòng văn vắng vẻ, thao thức một mình, thử đem chương "ý đàn" mà gẩy đi, gẩy lại coi! Sẽ thấy trong đó có kho vô tận, không thể tưởng tượng mà nói ra được. Đến như cái khéo thì dễ biết lắm! Trời ơi! Ước gì tôi được gặp một người như người viết vở Mái Tây."
|