Tác giả: Ngô Thừa Ân
Nhà xuất bản: Văn học
Giá bìa:280,000
Giá bán:280,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2010
"Tây Du Ký" là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để lấy kinh.
"Tây Du Ký" là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để lấy kinh.
"Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông , Huỳnh , Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ Ðế . Thuở ấy, Trung quốc chia làm bốn châu : Ðông Thắng Thần châu , Tây Ngưu Hạ châu, Nam Thiện Bộ châu , Bắc Cư Lư châu. Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn (Núi có nhiều thứ hoa quả lạ) đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn , bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chín lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậm! Thật là một tảng đá dị thường, "Cấu Tạo từ thuở khai thiên lập địa" mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi. Với chiều cao vượt lên muôn vật trên mặt đất ấy tảng đá không bị che khuất , hứng chịu sức nóng và lạnh của nhật nguyệt, lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá. Trong lâu năm, trứng ấy tượng hình, rồi gặp một trận gió lớn nỡ ra một con Khỉ đá , giống tạc hình người, đủ tai, mắt, miệng, mũi và tay chân rất lanh lẹ. Khỉ đá đi đứng khắp vùng, cặp mắt chói lòa như hai cái đuôi sao Bắc Ðẩu . Gặp lúc Ngọc Hoàng đang ngự nơi Linh Tiêu điện, thấy hào quang từ địa giới chói lên lấy làm lạ , sai thiên thần đến hỏi : - Vì cớ gì lúc nầy nơi trần gian lại có hào quang chói sáng ? Thiên thần không ai biết. Ngọc Hoàng liền sai Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ ra cửa trời xem thử. Hai thần tuân lệnh đi do xét một lúc, trở về báo : - Tâu Thiên Hoàng ! Hào quang đó là đôi mắt của một con Khỉ đá ! Ngọc hoàng ngạc nhiên nói : - Cõi trần gian, sao có loài khỉ phi thường ? Hai thần tâu : - Nơi Ðông Thắng Thần Châu có một hòn đá trên núi Hoa Quả, cảm khí âm dương, chứa hơi nhật nguyệt, nứt ra một trứng đá . Trứng ấy nở ra một con Khỉ , đôi mắt sáng quắc. Mỗi khi hắn ngó lên trời là hào quang chói lọi. Ngọc Hoàng hỏi : - Thế thì phải làm cách nào để tiêu diệt luồng nhãn khí đó ? Hai thần tâu : - Chẳng hề chi ! Hiện nay nó đang sống bằng hoa quả. Hạ thần tưởng chắc một thời gian đôi mắt nó sẽ mờ đi. Ngọc Hoàng an lòng bỏ qua câu chuyện đó...." (Trích Hồi 1: TÂY DU KÝ)
|