Tác giả: Trần Văn Địch Nhà xuất bản: Khoa học kỹ thuật Giá bìa:36,000 Giá bán:36,000 Năm xuất bản: Quý II / 2006
Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi ngành cơ khí phải nhanh chóng chế tạo ra số lượng lớn máy móc và thiết bị với công suất và tốc độ cao. Công suất và tốc độ của máy phụ thuộc vào độ chính xác và chất lượng bề mặt gia công. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng được các phương pháp và điều kiện gia công chi tiết để đạt độ chính xác và chất lượng bề mặt hợp lý.
Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi ngành cơ khí phải nhanh chóng chế tạo ra số lượng lớn máy móc và thiết bị với công suất và tốc độ cao. Công suất và tốc độ của máy phụ thuộc vào độ chính xác và chất lượng bề mặt gia công. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng được các phương pháp và điều kiện gia công chi tiết để đạt độ chính xác và chất lượng bề mặt hợp lý. Tính chất sử dụng của chi tiết không chỉ phụ thuộc vào tính chát cơ lý của vật liệu, mà còn phụ thuộc vào trạng thái của lớp bề mặt. Thực tế cho thấy các chi tiết được chế tạo từ một loại vật liệu như nhau nhưng theo các phương pháp công nghệ và chế độ cắt khác nhau sẽ có tính chất của lớp bề mặt khác nhau. Tuổi thọ của các chi tiết này có thể khác nhau hàng chục lần. Chất lượng bề mặt của chi tiết được hình thành trong quá trình thực hiện các nguyên công có tính dến yếu tố di truyền công nghệ (tính in dập). Tuy nhiên, quan trọng nhất là các nguyên công gia công tinh, bởi vì ở các nguyên công này các đặc tính chất lượng của lớp bề mặt được hình thành rõ nét. Điều này nói liên tầm quan trọng của các phương pháp gia công tinh trong quy trình công nghệ và sự cần thiết phải xác định phương pháp gia công hợp lý với chế độ cắt tối ưu. Trong sản xuất đã và đang ứng dụng nhiều phương pháp gia công tinh khác nhau. Các phương pháp này có thể tập trung lại thành bốn nhóm chính là: gia công bằng dụng cụ cắt có lưỡi, gia công bằng các hạt mài kết dính, gia công bằng các hạt mài tự do và gia công bằng biến dạng dẻo bề mặt. Mỗi phương pháp có đặc thù riêng với khả năng công nghệ và phạm vi ứng dụng nhất định. Để nâng cao hiệu quả của các nguyên công gia công tinh cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra những điều kiện gia công tối ưu và sử dụng các thiết bị hợp lý.
MỤC LỤC:
Chương 1: Chất lượng bề mặt chi tiết máy Chương 2: Gia công tinh bề mặt chi tiết máy bằng dụng cụ có lưỡi Chương 3: Mài bằng các loại đá mài Chương 4: Mài khuôn Chương 5: Mài nghiên bề mặt chi tiết máy Chương 6: Mài siêu tinh xác Chương 7: mài bằng đai mài Chương 8: Gia công điện hóa Chương 9: Gia công tinh bằng hạt mài tự do Chương 10: Đánh bóng bề mặt chi tiết máy Chương 11: Gia công chi tiết bằng biến dạng dẻo lớp bề mặt Chương 12: Hiệu quả kinh tế của các phương pháp gia công tinh