www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


30 NĂM SÓNG GIÓ - Thành Tựu Phi Thường Và Số Phận Bi Kịch Của Tầng Lớp Doanh Nhân Trung Quốc Trong Cải Cách Kinh Tế 1978-2008

Tác giả: Ngô Hiểu Ba. - Dịch giả: Hồ Ngọc Minh.
Nhà xuất bản: Lao động
Giá bìa:299,000
Giá bán:299,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2011

Đó là một quốc gia đã suy kiệt đến cùng cực, từ lãnh đạo cho đến người dân. Bước vào hành trình mở cửa cải cách ấy, tất cả họ đều hoang mang không biết vịn vào đâu, họ vô vọng đối với những sự trợ giúp từ bên ngoài, nội lực thì thiếu thốn, thể chế cứng nhắc đã trói buộc chặt vào tay chân họ. Họ chưa từng được tiếp nhận bất cứ một kiến thức thương mại hiện đại nào. Những ngọn đuốc sáng đã được thắp lên đây đó từ những miền hẻo lánh, sự vươn lên từng ngày của miền duyên hải, những bước chân rậm rịch đêm ngày, lúc ẩn lúc hiện, tiến lên từng bước, cuối cùng đại nghiệp đã thành. Sau 30 năm, họ đã sáng tạo nên một quốc gia có nền thương mại vô cùng sôi động, và thời gian tăng trưởng kinh tế kéo dài nhất. Bản thân họ cũng đã trở thành những doanh nhân không dễ bị đánh bại.
...

Đó là một quốc gia đã suy kiệt đến cùng cực, từ lãnh đạo cho đến người dân. Bước vào hành trình mở cửa cải cách ấy, tất cả họ đều hoang mang không biết vịn vào đâu, họ vô vọng đối với những sự trợ giúp từ bên ngoài, nội lực thì thiếu thốn, thể chế cứng nhắc đã trói buộc chặt vào tay chân họ. Họ chưa từng được tiếp nhận bất cứ một kiến thức thương mại hiện đại nào. Những ngọn đuốc sáng đã được thắp lên đây đó từ những miền hẻo lánh, sự vươn lên từng ngày của miền duyên hải, những bước chân rậm rịch đêm ngày, lúc ẩn lúc hiện, tiến lên từng bước, cuối cùng đại nghiệp đã thành. Sau 30 năm, họ đã sáng tạo nên một quốc gia có nền thương mại vô cùng sôi động, và thời gian tăng trưởng kinh tế kéo dài nhất. Bản thân họ cũng đã trở thành những doanh nhân không dễ bị đánh bại.
Nhưng, như Ngô Kính Liên, tác giả của Kêu gọi kinh tế thị trường theo hướng pháp trị, đã kết luận: “Trung Quốc đang ở vào cái thế ‘vừa là mùa xuân của hy vọng’ nhưng đồng thời cũng là ‘mùa đông của sự thất vọng’. Tiền đồ của Trung Quốc tuy thênh thang, nhưng đồng thời cũng mong manh hết sức”.
Làm thế nào để xây dựng một quốc gia thương mại khỏe mạnh, hài hòa, công bằng… đây sẽ là mệnh đề lớn nhất của cải cách thương mại Trung Quốc sau năm 2008. Liệu rằng Trung Quốc đã tìm được đường thoát khỏi mê cung hay chưa?
Matunaga Futsuka, Phóng viên thường trú tại Hong Kong của tờ “Yomiuri”, nhận xét “Mục tiêu quan trọng nhất từ nay về sau của Trung Quốc khi bước vào 30 năm xây dựng đất nước là thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế tốc độ cao, biến Trung Quốc trở thành một nước hùng mạnh về kinh tế. Và phương pháp để thực hiện mục tiêu mà Trung Quốc đang sử dụng chính là: “Dưới sự lãnh đao của Đặng Tiểu Bình vừa mới tái nhiệm, tìm cách tăng cường mối quan hệ kinh tế với nước ngoài – trong đó trung tâm là các quốc gia công nghiệp phát triển của phương Tây, còn về mặt đối nội thì thực hiện lộ trình đẩy mạnh nghiên cứu và nâng cao hiệu suất sản xuất”.