Tác giả: W. Edwards Deming -Dịch giả: Nguyễn Thanh Tùng Nhà xuất bản: Lao động Xã hội Giá bìa:0 Giá bán:0 Năm xuất bản: 0
Hầu như ngày nào trên thế giới cũng diễn ra các hội nghị bàn về năng suất lao động và xây dựng hệ thống đo lường năng suất. Chúng cho biết sự tồn tại của vấn đề, nhưng không giúp giải quyết vấn đề. Cuốn sách này là một nỗ lực nhằm cải thiện năng suất, chứ không chỉ đo lường năng suất. Nó hữu ích cho tất cả các ngành dù thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ. Vì tất cả các lĩnh vực, sản xuất và dịch vụ, đều tuân theo những nguyên tắc quản lý giống nhau.
Cuốn sách mang đến cho người đọc cái nhìn sâu hơn về những chuyển đổi phong cách quản lý kiểu Mỹ. Việc chuyển đổi phong cách quản lý kiểu Mỹ không phải là việc xây dựng lại cũng như sửa đổi lại phong cách quản lý đó. Nó đòi hỏi một cấu trúc hoàn toàn mới bắt nguồn từ nền tảng. Thay đổi có thể là từ thích hợp để miêu tả trường hợp này, trừ thay đổi hàm ý sự tự phát không có trật tự. Sự chuyển đổi phải được thực hiện bằng những nỗ lực có định hướng. Mục đích của cuốn sách này nhằm xác định phương hướng của việc chuyển đổi. Sự chuyển đổi mối quan hệ giữa chính phủ với các ngành công nghiệp cũng hết sức cần thiết và rõ ràng.
Thất bại của nhà quản lý trong việc lập kế hoạch cho tương lai và nhìn thấy trước các vấn đề đã gây ra sự lãng phí về nhân lực, nguyên vật liệu và thời gian hoạt động của thiết bị, làm tăng chi phí sản xuất và giá bán. Khách hàng thường không sẵn sàng trợ cấp cho những lãng phí đó. Kết cục không thể tránh khỏi là doanh nghiệp mất thị phần. Mất thị phần đẻ ra thất nghiệp. Năng lực của nhà quản lý nên được đánh giá dựa trên khả năng duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, khả năng bảo vệ vốn đầu tư, đảm bảo cổ tức và việc làm dài hạn thông qua việc cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, chứ không phải dựa trên số lượng cổ tức trả cho cổ đông hàng quý.
Xã hội không còn chấp nhận việc sa thải người lao động. Việc mất thị phần, dẫn đến thất nghiệp, không phải là điều tất yếu. Chúng cũng không phải là không thể tránh được. Tình trạng thất nghiệp do chính con người tạo ra. Nguyên nhân cơ bản về sự ốm yếu của nền công nghiệp Mỹ và dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng là sự thất bại trong quản lý của các nhà quản lý cấp cao. Những người chẳng bán được gì sẽ không thể mua được gì.