Tác giả: Immanuel Kant - Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn
Nhà xuất bản: Văn học
Giá bìa:220,000
Giá bán:220,000
Năm xuất bản: Quý I / 2007
Phê phán lý tính thuần túy của Immanuel Kant được mọi người thừa nhận là tác phẩm nền tảng của triết học cổ điển Đức. Nó là chỗ kết tinh những nhận định có tính phê phán đối với nhiều trào lưu triết học trước đó (từ Platon cho tới Christian Wolff), đồng thời là điểm xuất phát và điểm quy chiếu của triết học cổ điển (duy tâm) Đức (Fichte, Schelling, Hegel) và có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của triết học và khoa học Tây phương cho đến ngày nay.
Phê phán lý tính thuần túy của Immanuel Kant được mọi người thừa nhận là tác phẩm nền tảng của triết học cổ điển Đức. Nó là chỗ kết tinh những nhận định có tính phê phán đối với nhiều trào lưu triết học trước đó (từ Platon cho tới Christian Wolff), đồng thời là điểm xuất phát và điểm quy chiếu của triết học cổ điển (duy tâm) Đức (Fichte, Schelling, Hegel) và có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của triết học và khoa học Tây phương cho đến ngày nay. Song, Phê phán lý tính thuần túy không chỉ là một tác phẩm “bắt buộc phải đọc” của những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu triết học mà còn là một danh tác bất hủ của văn hóa Tây phương và của thế giới. Tác động của nó vượt ra khỏi lãnh vực chuyên môn của triết học. Hai đặc điểm nổi bật của tác phẩm là: một mặt, việc phê phán Siêu hình học cổ truyền đã làm rung chuyển cơ sở siêu hình học - thần học của thế giới quan truyền thống và do đó, là diễn đàn của “lý tính con người” buộc mọi thứ phải phục tùng sự “kiểm tra và phê phán tự do và công khai”. Mặt khác, tác phẩm phát triển những tiền đề cơ bản để nhận chân quyền tự do và tự trị của con người với tư cách là sinh vật có lý tính, tạo cơ sở cho sự tự - nhận thức về mặt đạo đức và pháp quyền của xã hội hiện đại. MỤC LỤC Mấy lưu ý của người dịch Dẫn luận Immanuel Kant - Phê phán lý tính thuần tuý Đề từ Lời tựa cho Lần xuất bản thứ nhất (1781) (bản A) (AVII – AXXII*) Chú giải dẫn nhập (của người dịch) Lời tựa cho Lần xuất bản thứ hai (1787) (bản B) (BVII – BXLIV*) Chú giải dẫn nhập Lời dẫn nhập Học thuyết siêu nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức Phần I: Cảm năng học siêu nghiệm Phần II: Lô-gíc học siêu nghiệm PHÂN TÍCH SIÊU NGHIỆM Quyển I: Phân tích pháp các khái niệm Chương I: Về manh mối để phát hiện tất cả các khái niệm thuần túy của giác tính Chương II: Về sự diễn dịch các khái niệm thuần túy của giác tính Quyển II: Phân tích pháp các nguyên tắc Chương I: Về thuyết niệm thức của các khái niệm thuần túy của giác tính Chương II: Hệ thống tất cả các nguyên tắc của giác tính thuần túy Chương III: Về cơ sở để phân biệt mọi đối tượng nói chung ra thành Phaenomena [những hiện tượng] và Noumena [những Vật-tự thân] BIỆN CHỨNG PHÁP SIÊU NGHIỆM Quyển I: Về các khái niệm của Lý tính thuần túy Quyển II: Về các suy luận có tính biện chứng của Lý tính thuần túy Chương I: Về các võng luận (Paralogismen) của Lý tính thuần túy Chương II: Nghịch lý (Antinomie) của lý tính thuần túy Chương III: Ý thể (das Ideal) của Lý tính thuần túy Học thuyết siêu nghiệm về phương pháp Chương I: Kỷ luật học (Disziplin) của lý tính thuần túy Chương II: Bộ chuẩn tắc (Kanon) cho lý tính thuần túy Chương III: Kiến trúc học (Architektonik) của lý tính thuần túy Chương IV: Lịch sử của lý tính thuần túy Mục lục tên người Mục lục vấn đề và nội dung thuật ngữ Niên biểu tóm tắt về cuộc đời và các tác phẩm của I.Kant Một ngày trong đời Kant Thư mục chọn lọc
|