Tác giả: Nguyễn Tuệ Chân. Dịch giả: Huyền Cơ
Nhà xuất bản: Thời đại
Giá bìa:70,000
Giá bán:70,000
Năm xuất bản: Quý I / 2012
Có thể nói, ngay từ thời Hồng Hoang hay Cổ đại, các bậc thánh nhân hiền triết đã vận dụng trí tuệ của mình để cố gắng giải đáp về Sinh và Tử, nhưng cuối cùng vẫn không thể kết luận được người ta phải Sống như thế nào cho phù hợp với cái Chết đã được an bài sẵn. Thánh nhân Khổng Tử với học thuyết nhập thế thì cho rằng : "Sống không vui mà chết cũng không buồn. Sống sao cho thong dong an nhàn, chết sao cho không hổ thẹn” là đã đạt được lẽ tối cao của Sinh và Tử. Sự sống hầu như vô nghĩa nếu như không có ích cho đời.
Có thể nói, ngay từ thời Hồng Hoang hay Cổ đại, các bậc thánh nhân hiền triết đã vận dụng trí tuệ của mình để cố gắng giải đáp về Sinh và Tử, nhưng cuối cùng vẫn không thể kết luận được người ta phải Sống như thế nào cho phù hợp với cái Chết đã được an bài sẵn. Thánh nhân Khổng Tử với học thuyết nhập thế thì cho rằng : "Sống không vui mà chết cũng không buồn. Sống sao cho thong dong an nhàn, chết sao cho không hổ thẹn” là đã đạt được lẽ tối cao của Sinh và Tử. Sự sống hầu như vô nghĩa nếu như không có ích cho đời. Rõ ràng quan điểm về Sinh và Tử của con người biểu hiện muôn hình vạn trạng. Về phương diện tông giáo, Phật giáo Ấn Độ chủ trương cứu vớt chúng sinh khỏi mọi khổ đau, Đạo giáo Trung Quốc thì cố công tu tập để hy vọng có được một cuộc sống huy hoàng bất tử trên Thiên giới với hoa thơm cỏ đẹp. Từ khi Phật giáo truyền bá tới Trung Thổ, nó hoà nhập với tư tưởng của Nho gia và Đạo giáo trở thành một nét đặc sắc riêng, do vậy các quan điểm về Sinh và Tử lại càng phong phú. Cuốn sách này được biên soạn, với mong muốn sẽ đưa ra những lý giải liên quan đến sự sống và cái chết, để bạn đọc có những hiểu biết phong phú hơn về vấn đề này. Đó cũng là một tài liệu tham khảo để độc giả cùng nhau đọc, chia sẻ, đóng góp những ý kiến của mình làm cho vấn đề được mở rộng, phong phú và đúng đắn hơn.
|