www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


NẺO VỀ CỦA Ý

Tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Văn hóa Sài Gòn
Giá bìa:50,000
Giá bán:50,000
Năm xuất bản: 2006

Nẻo về của Ý

Giới thiệu về nội dung:

Nẻo về của ý:

Hãy tưởng tượng một con đường lên núi quanh theo hình trôn ốc, và người leo núi đi rất thảnh thơi, không có cảm tưởng mình đang leo núi, quên rằng mình đang leo núi. Đường có hoa thơm cỏ lạ. Đến đỉnh núi nhìn xuống mới biết mình đã leo tới đỉnh núi. Khi đi xuống cũng vậy, mình đi theo con đường trôn ốc xuống núi. Cấu trúc của "Nẻo về của Ý" cũng thế, không phải thật sự là một cấu trúc nhưng cũng là một thứ cấu trúc. Bốn mươi năm trước tác giả viết "Nẻo về của Ý" như thế, không hề có chút dụng công. Ngòi bút rong chơi nơi chốn núi đồi. Trong bốn mươi năm tại hải ngoại, tác giả có duyên viết được những cuốn sách được độc giả hâm mộ và xuất bản bằng hàng chực thứ tiếng, nhưng trong thời gian ấy, tác giả không hề nghĩ đến việc dịch "nẻo về của Ý". Nhưng Mobi Warren, cô học trò đã học tiếng Việt với tác giả từ lúc 19 tuổi, đã đọc "nẻo về của Ý" bằng tiếng Việt và đã yêu thích nó.

Cuốn sách viết về những người rời bỏ quê hương đột ngột, không biết có còn được trở lại quê nhà hay không, không đem được gì theo ngoài một cuốn "Nẻo Về Của Ý"! Có những độc giả tri kỷ ở quê nhà và ở hải ngoại như thế. Nẻo về của Ý sẽ làm sống dậy kỉ niệm và tình thương trong lòng những ai đã từng yêu chuộng nó. Các bạn có thể xem "Nẻo về của Ý" như một cuốn tiểu thuyết hoặc một thiên ký sự. Đường xưa mây trắng đang được làm thành phim; Nẻo về của Ý cơ duyên mới chắc chắn sẽ tìm được nhiều tâm hồn tri kỉ mới.


" Ngày xưa, đọc những câu chuyện như câu chuyện đạo sĩ nhẫn nhục để cho tên Vua cường bạo xẻo tai cắt thị mà không sinh lòng oán giận, tôi nghĩ đạo sĩ không phải con người. Chỉ có thánh mới làm được như vậy. Nhưng Nguyên Hưng ơi, tại lúc đó tôi chưa biết đại bi là gì, Đại Bi là sự mở mắt trông thấy. Và chỉ có sự mở mắt trông thấy tận cùng mới khiến cho tình thương trở thành vô điều kiện, nghĩa là biến thành bản chất đại bi. Đạo sĩ nhẫn nhục kia đâu có giận hơn nào mà cần ném xuống? Không, chỉ có xót thương. Giữa chúng ta và đạo sĩ kia, và vị Bồ Tát kia, không có gì ngăn cách đâu, Nguyên Hưng. Có phải tình yêu đã dạy em rằng em có thể làm được như Người.
- Thôi em đã lớn rồi, tự lo liệu lấy.


Chiều mai tôi phải đi rồi. Những dòng chữ viết đêm nay, tôi sẽ không có thì giờ đọc lại. Nguyên Hưng, cho tôi dừng ngang đây. Ngày mai tôi sẽ còn gặp em trước khi lên đường.".

Mời bạn đón đọc.