Tác giả: Dương Ngọc Dũng
Nhà xuất bản: Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh
Giá bìa:55,000
Giá bán:55,000
Năm xuất bản: 2008
Nhật Bản học
Chuyên luận Nhật Bản học là một tập hợp những bài viết mà bất cứ ai muốn nghiên cứu về Nhật Bản đều cần phải tìm đọc.
Trong phần đầu, tác giả đã mô tả tiến trình xây dựng những nội dung cụ thể của “văn học Nhật Bản” (Nihon bungaku), nội dung ý nghĩa của thuật ngữ “văn học” (bungaku) trong bối cảnh Nhật Bản có so sánh với văn học Trung Quốc và Việt Nam.
Tiếp đó, tác giả đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong lịch sử văn hóa Nhật Bản - mối quan hệ cơ bản chi phối tất cả các mối quan hệ trong xã hội Nhật Bản.
“Thực học” (jitsugaku) là phần tiếp theo được tác giả đề cập tới. Đây là một phong trào tiền duy tân, tiền hiện đại hóa đã có đóng góp to lớn vào công cuộc khai hóa và duy tân đất nước Nhật Bản.
Phần cuối được tác giả giới hạn trong khái niệm “liên - văn - bản” (intertextuality) phủ nhận văn bản như một vũ trụ độc lập, nhấn mạnh tính liên lập giữa các văn bản thông qua việc nghiên cứu thơ của Fujiwara no Shunzei, Bạch Cư Dị và Lưu Vũ Tích.
Những trích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách
Những người làm công tác giảng dạy văn học nước ngoài, chẳng hạn người Việt Nam giảng dạy văn học Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, đôi khi bị những nghi ngờ dằn vặt rất khó trả lời như: Tôi có thực sự hiểu một tác phẩm văn học ngoại quốc nào đó, thí dụ vở kịch Hamlet của Shakespeare hay một bài thơ Haiku của Basho, như người bản xứ hiểu? Câu hỏi này cũng không phải là khó giải đáp nếu người dạy có cơ hội sang Anh hay Nhật Bản du học về môn văn chương Anh hay Nhật Bản để tự mình kiểm nghiệm lại hiểu biết của mình trong khi trao đổi với các học giả, giáo sư của đất nước đó. Nhưng câu hỏi thứ hai mới thật sự là hóc búa: thế thì, có gì bảo đảm rằng những giáo sư, Những người làm công tác giảng dạy văn học nước ngoài, chẳng hạn người Việt Nam giảng dạy văn học Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, đôi khi bị những nghi ngờ dằn vặt rất khó trả lời như: Tôi có thực sự hiểu một tác phẩm văn học ngoại quốc nào đó, thí dụ vở kịch Hamlet của Shakespeare hay một bài thơ Haiku của Basho, như người bản xứ hiểu? Câu hỏi này cũng không phải là khó giải đáp nếu người dạy có cơ hội sang Anh hay Nhật Bản du học về môn văn chương Anh hay Nhật Bản để tự mình kiểm nghiệm lại hiểu biết của mình trong khi trao đổi với các học giả, giáo sư của đất nước đó. Nhưng câu hỏi thứ hai mới thật sự là hóc búa: thế thì, có gì bảo đảm rằng những giáo sư, học giả đó là hiểu đúng, vì chắc chắn rằng sẽ cò những học giả khác, giáo sư khác đưa ra những giải thích khác, thậm chí những giải thích hoàn toàn tương phản?
Đẩy vấn đề đi sâu hơn nữa chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Ai là những ngưòi đầu tiên "ấn định" và "biên tập" cho chương trình "văn học" của một quốc gia? Ai là người có đủ thẩm quyền phân biệt giữa tác phẩm "văn học" và những tác phẩm "phi văn học"? Thẩm quyền đó ở đâu ra? Lịch sử tiến hoá của dòng văn học không cho thấy những quan điểm thống nhất ngay từ ban đầu, những xung đột, va chạm liên quan đến chính trị, quyền lực, thậm chí cả sự tình cờ đưa đẩy.
|