www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


TỬ THƯ TÂY HẠ ( TẬP 1)

Tác giả: Cố Phi Ngư
Nhà xuất bản: Văn hóa - Thông tin
Giá bìa:160,000
Giá bán:160,000
Năm xuất bản: Quý II / 2012

Tử Thư Tây Hạ (Tập 1) - Mộ Người Sống Thần Bí Trong Tử Thư (Bìa Mềm)

TỬ THƯ TÂY HẠ (ĐI TÌM NỀN VĂN MINH TRONG CÁT VÀNG SA MẠC)
Ở một vùng nằm sâu trong sa mạc Badain Jaran có một kinh thành cổ của vương quốc Tây Hạ bị vùi lấp trong cát vàng, tên gọi là Hắc Thành.Theo truyền thuyết đó là nơi cất giấu vàng bạc châu báu của Một Tạng hoàng hậu. Rất nhiều kẻ đã bỏ mạng khi đi tìm kho báu trong truyền thuyết và đến nay vẫn chưa ai tìm ra ngôi thành cổ Tây Hạ bị mất tích.

Những năm 50 thế kỷ trước, đoàn khảo cổ khoa học Trung Quốc - Liên Xô đã tiến hành một cuộc thám hiểm vào sâu trong sa mạc Badain Jaran vì một cổ vật được lưu giữ lại từ thời Tây Hạ có tên là “kệ tranh ngọc nổi gân cổ chạm châu báu”. Đoàn thám hiểm bị mất tích một cách đầy bí ẩn và chỉ có hai thành viên sống sót, một bên phía Liên Xô và một bên phía Trung Quốc…

Hơn 50 năm sau, cổ vật này lại xuất hiện trong một cuộc bán đấu giá. Hàng loạt những sự việc bí ẩn đã xảy ra xung quanh món cổ vật này đã mở ra một câu chuyện kinh thiên động địa bên trong nó. Người chủ trì phiên đấu giá ngã từ trên lầu xuống chết thê thảm, người mua món cổ vật này cũng bị sát hại dã man bởi một kẻ không rõ danh tính. Hàng loạt cái chết bí hiểm là sự sắp xếp của một mục đích đen tối hay là truyền thuyết “huyết chú” truyền kiếp ẩn trong báu vật cổ kia?

Nhân vật chính Đường Phong – một nhà nghiên cứu văn hóa trẻ tuổi người Trung Quốc vô tình bị cuốn vào câu chuyện đầy những bí ẩn này. Đường Phong và những người bạn đã giải mã thành công những văn tự cổ Tây Hạ trên kệ tranh ngọc và lần theo dấu vết để đi tìm nguồn gốc nền văn minh Tây Hạ – nền văn minh đã bị chôn vùi với nhiều bí ẩn nhấttrong lịch sử Trung Hoa.

Bằng lối viết chân thực, xây dựng bối cảnh tài tình, những tình tiết gay cấn, ly kỳ xuất hiện liên tiếp rồi được đẩy lên cao trào, cùng với sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo… Cố Phi Ngư đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với cảm giác chân thực như chính mình được trải nghiệm hành trình khám phá bí mật nền văn minh bí ẩn đã bị quên lãng.

Tác giả Cố Phi Ngư, tên thật là Cố Hân, sinh năm 1981. Từ khi còn nhỏ, anh đã bị mê hoặc bởi những bí mật, sự thần bí của lịch sử và những nền văn minh cổ. Anh từng một mình đi thám hiểm vào sâu trong sa mạc Badain Jaran (sa mạc lớn nhất Trung Quốc) cũng như men theo vành đai của ngọn núi tuyết thiêng A Ni Mã Khanh để tìm hiểu về những nền văn minh cổ đại đã mất.

Truyền thuyết về ngôi thành cổ bị chôn vùi trong cát vàng sa mạc Badain Jaran là cảm hứng giúp Cố Phi Ngư ấp ủ và sáng tác bộ truyện Tử Tư Tây Hạ. Hiện tại bộ truyện này đã được phát hành tại Trung Quốc đến tập thứ 4.

Ngay từ khi ra mắt, tác phẩm đã được độc giả đón nhận nhiệt liệt và từng lọt vào top 3 tiểu thuyết trinh thám - lịch sử bán chạy trên trang web Amazon.com.cn vào đầu năm 2011.

Mở đầu
Một ngày mùa hạ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, sâu thẳm trong sa mạc Badain Jaran tại Tây Bắc Trung Quốc, mặt trời chói lóa, cát vàng miên man, gió bụi cuồn cuộn vô tình vừa mới di chuyển vị trí của một gò cát. Mặt đất vốn bị gò cát che lấp giờ hiện lên một bộ xương cốt cao lớn, bộ xương đáng sợ này vẫn còn dính cả da và lông đã khô quắt, nghiễm nhiên dựng đứng trong đất cát, mãi vẫn không chịu đổ xuống. Sự cao lớn đó đã chứng minh cho con người trên thế giới này về thân xác đồ sộ kiện tráng của nó lúc còn sống, sự không gục đổ tượng trưng cho tính cách ngoan cường của nó. Lại một trận cuồng phong thổi qua, sa mạc sâu thẳm vọng lại những âm thanh kỳ dị chói tai, sau khi những âm thanh quái dị này đi qua, bộ xương cốt khổng lồ đó rút cuộc đã từ từ đổ xuống… Đây không phải là hài cốt của con người, sự cao lớn và ngoan cường của nó chỉ thuộc về chủ nhân của vùng sa mạc này – lạc đà hai bướu. Chính trong thời khắc cuồng phong đang lôi cuốn đi một gò cát khác và sắp sửa chôn vùi lần nữa những mẩu xương này, phía xa xa, một chiếc trực thăng Mi-4 bay tới, từ xa tới gần, chiếc trực thăng lượn vòng hồi lâu trên bầu trời sa mạc, cuối cùng bay lơ lửng tại vị trí lạc đà hai bướu đổ xuống.
Năm phút sau, phi hành viên bắt đầu báo cáo với tổng bộ: “Tổng bộ! Tôi là ong vàng, chúng tôi phát hiện ra bộ hài cốt lạc đà hai bướu và trang thiết bị của đoàn thám hiểm Trung - Liên, nhưng không phát hiện ra thành viên của đoàn thám hiểm…”.
Hai ngày sau, một chiếc trực thăng khác đã phát hiện ra một người Trung Quốc ngất xỉu tại ven sa mạc Badain Jaran.
Ba ngày sau, tại gần biên giới Trung – Mông bộ đội biên phòng đã phát hiện ra một người Liên Xô đang thoi thóp.
Năm ngày sau, tại Bắc Kinh, một bộ hồ sơ được đặt trên bàn làm việc của bộ trưởng tổng tham mưu 3 giải phóng quân Trung Quốc: “Không quân, quân trú phòng bản địa cùng với bộ đội biên phòng đã trải qua nhiều ngày lục soát tìm kiếm, ngoài phát hiện ra hai người sống sót và trang thiết bị của đoàn thám hiểm ra, không phát hiện thấy thành viên khác của đoàn thám hiểm Trung - Liên. Xét thấy những người mất tích không còn khả năng sống sót, bộ chúng tôi đã quyết định từ bỏ cứu viện, nhưng khiến mọi người kinh ngạc ở chỗ, khi phát hiện ra hai người còn sống sót thì rõ ràng họ lại ở cách khu vực trung tâm của đoàn thám hiểm bị mất tích tới gần vài trăm cây số…”. Mức độ bảo mật của bộ hồ sơ này là: tuyệt mật. Giới hạn số năm giải mật: 100 năm.
Tám ngày sau, tại Moscow, ủy ban an ninh quốc gia KGB, chủ tịch KGB châu Á Nikolayevich Tạ Liệt Bình đang đứng trước cửa sổ, nhìn chăm chú vào bức tượng của Dzerzhinsky trước tòa nhà KGB tới mức thẫn thờ, trên cửa sổ có đặt một bộ hồ sơ ông vừa xem xong: “Xét thấy thành viên mất tích đã không còn khả năng sống sót, phía Trung Quốc đã từ bỏ cứu viện từ hôm trước, đoàn thám hiểm mất tích một cách bí ẩn, không ngoại trừ do bị nhân viên trại tình báo phá hoại…”. Mức độ bảo mật của bộ hồ sơ này là: tuyệt mật. Giới hạn số năm giải mật: 200 năm.
Mười ngày sau, tại Đài Bắc, “Cục tình báo”, một bộ hồ sơ được đặt trên bàn làm việc của “cục trưởng” Trương Viêm Nguyên: “Trung Cộng cùng đoàn thám hiểm Liên Xô đã bí ẩn mất tích tại sa mạc Badain Jaran, ‘hoa sói độc’ bặt vô ấm tín, được biết, hiện đã có người phát hiện ra hành tung của ‘hoa sói độc’ tại San Francisco…”. Mức độ bảo mật của bộ hồ sơ này là: tuyệt mật. Giới hạn số năm giải mật: 200 năm.
Nửa tháng sau, tại Langley, trung ương tình báo CIA, giám đốc CIA Allen Dulles cầm bộ hồ sơ, chau mày: “Đoàn thám hiểm Liên Xô – Trung Quốc mất tích bí ẩn tại sa mạc Badain Jaran, đoàn thám hiểm này vô cùng khả nghi, trên danh nghĩa là khảo sát địa chất, nhưng ngoài những chuyên gia địa chất ra lại còn có cả những chuyên gia hàng đầu về sinh vật, khảo cổ, lịch sử, khí tượng, nhân loại học, y học và công nghiệp quân sự của hai nước Trung Quốc và Liên Xô. Càng khiến người ta phải bất an ở chỗ, trong đoàn thám hiểm còn có rất nhiều quân nhân và nhân viên tình báo. Một đoàn thám hiểm khoa học trình độ cao như vậy bỗng đột nhiên mất tích khiến người ta cảm thấy khó hiểu, có lẽ phía Đài Loan cũng có liên quan, cũng không ngoại trừ khả năng bị kẹt giữa văn minh ngoại địa…”. Mức độ bảo mật của bộ hồ sơ này là: tuyệt mật. Giới hạn số năm giải mật: vĩnh viễn.