Tác giả: Nguyễn Văn Kự
Nhà xuất bản: Thế giới
Giá bìa:160,000
Giá bán:160,000
Năm xuất bản: Quý I / 2008
Nội dung sách giới thiệu về tài năng của các thế hệ người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo rực rỡ với những đền tháp, thành quách, những tác phẩm điêu khắc, bi ký cổ... và người Chăm ngày nay đang chung sức cùng các dân tộc anh em xây dựng một nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh.
Nội dung sách giới thiệu về tài năng của các thế hệ người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo rực rỡ với những đền tháp, thành quách, những tác phẩm điêu khắc, bi ký cổ... và người Chăm ngày nay đang chung sức cùng các dân tộc anh em xây dựng một nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh. Với tập Di sản văn hóa Chăm, tác giả mong muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ, trân trọng của bản thân với văn hóa Chăm một thời rực rỡ, với cuộc sống đa dạng của bà con người Chăm sau mấy chục năm tiếp cận. Qua hơn 100 trang sách, bạn đọc như cùng tác giả đến thăm rừng tháp Chăm ở Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích Phật giáo Đồng Dương và nhiều khu tháp Chăm cổ nằm rải rác suốt dải đất miền Trung, từ Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận và Tây Nguyên như tháp Mỹ Khánh (Thừa Thiên - Huế); tháp Chiên Đàn, Bằng An, Khương Mỹ (Quảng Nam); tháp Phú Lốc, Cánh Tiên, Dương Long, Thủ Thiện, Bánh Ít, Bình Lâm, Hưng Thạnh (Bình Định); tháp Nhạn (Phú Yên); tháp Bà Nha Trang (Khánh Hòa); tháp Hòa Lai, tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rômê (Ninh Thuận), tháp Phú Hài, Pô Tằm (Bình Thuận); tháp Yang Prông (Đắc Lắc). Nếu như các tháp Chăm bề thế sừng sững trên nền trời xanh ẩn chứa cái tâm hướng thiêng của người Chăm thì điêu khắc Chămpa lại bộc lộ tâm thiêng đó trong từng nhát chạm, nhát đục của những nghệ sĩ tài ba thể hiện sinh động những chủ đề về tín ngưỡng, tôn giáo, con người, động vật, hoa lá với những tác phẩm tuyệt vời có niên đại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI như bia Võ Cạnh, Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Đồng Dương, Tượng Phật Đồng Dương, thần Shiva, thần Ganesa, vũ nữ Trà Kiệu, những con vật mang tính huyền thoại như sư tử, chim thần Garuda, vương miện của vua và hoàng hậu Chăm... với các phong cách kế tiếp nhau: thời kỳ đầu, Mỹ sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ, Tháp Mẫm, Yang Mun và Pô Rômê. Những trang cuối cuốn sách tác giả mời bạn đọc đến khắp các miền đất có bà con người Chăm sinh sống, từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên ở miền Trung, An Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh... để biết được đời sống, cách làm ăn, học hành, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, vui chơi giải trí của người Chăm ngày nay trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam
|