Tác giả: Joseph Goldstein - Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên
Nhà xuất bản: Đà Nẵng
Giá bìa:55,000
Giá bán:55,000
Năm xuất bản: 2007
KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Giới thiệu về nội dung Kinh Nghiệm Thiền Quán: Chúng ta rất thường hay lẫn lộn một số sinh hoạt trong tâm với sự thực tập thiền quán. Ta cần thấy rõ được sự khác biệt giữa những tướng trạng của tâm thức mình, vì chúng sẽ giúp cho sự tu tập của ta trở nên hữu hiệu và mạnh mẽ hơn.
Đôi khi người ta cũng tự hỏi rằng, mình có nên sử dụng giờ thiền quán như là lúc để khi khơi lại những ký ức, những vết thương lòng, hoặc khám phá những mâu thuận, xung đột trong nội tâm mình hay không? Nói một cách khác, thiền tập có thể là một hình thức của khoa tâm lý trị liệu không? Môn tâm lý trị liệu có một giá trị rất lớn, nhưng thiền quán là một con đường khác biệt. Hai phương pháp ấy không đối nghịch nhau, không xung khắc nhau, và thật ra thì đôi khi chúng lại xen lẫn, chồng lên nhau. Nhưng việc ấy cũng có một giới hạn, vì khi ta trở nên dính mắc với nội dung, hoặc quyến luyến vào tiểu tiết của tư tưởng và cảm xúc, điều đó sẽ làm trở ngại việc phát triển tuệ giác trong thiền quán.
Trong lúc ta thực hành thiền quán sẽ có nhiều loại hiểu biết về tâm lý phát sinh, có liên quan đến những vấn đề như cha mẹ, tuổi thơ, mối tương quan giữa ta và người chung quanh... Mặc dù những khám phá về tâm lý này rất chính đáng và quan trọng, nhưng ta cũng không muốn sự chú tâm của mình bị chuyển hướng vào một lãnh vực nghiên cứu trong thời gian thiền tập.
Thiền tập chú trọng vào việc có một ý thức không xao lãng. Ta không suy nghĩ về một việc gì, không phân tích, không trôi lạc theo câu chuyện, nhưng lúc nào cũng nhìn thấy được tự tính của bất cứ việc gì đang xảy ra trong tâm. Quan sát cho thật chuẩn xác thực tại là chiếc chìa khoá có thể áp dụng cho bất cứ tiến trình nào đang diễn ra.
Ngoài việc cần thiết phải thực tập sự chú ý đơn thuần mà không để bị dính mắc vào chi tiết của đối tượng, còn có một lý do quan trọng khác nữa để ta không nên sử dụng thiền quán như là một phương pháp tâm lý trị liệu. Vì tiến trình thiền tập sẽ giúp phơi bày nhiều tầng lớp sâu kín khác của cảm xúc, của các trung tâm năng lượng khác nhau trong thân, và nhiều kinh nghiệm mới về tính vô thường của các hiện tượng nữa. Những kinh nghiệm ấy có lúc rất là phấn khởi nhưng cũng có lúc thật hãi hùng.
Mục tiêu của sự tu tập thiền quán theo đúng phương pháp là để duy trì chánh nệim và khai mở chân tâm. Khi sự thiền tập của ta đã được chút ổn định, khi ta thực sự thấy được tính chất sinh diệt của mọi hiện tượng và tự tính của ý thức, lúc ấy ta sẽ không còn bị dính mắc vào những chi tiết của các điều kiện chi phối mình nữa. Ta có thể hoà hợp hơn với sự chuyển tiếp liên tục và tự tính vô ngã của sự việc. Nhờ vậy, sự ta tập của ta sẽ được thâm sâu và ta có thể đạt được những tuệ giác chân thật.
Mục Lục: Lời nói đầu 1. Con đường tu tập 2. Phương pháp tu tập 3. Giải thoát tâm thức 4. Tâm lý học và phật pháp 5. Vô ngã 6. Nhiệp quả 7. Thực tập trong đời sống hằng ngày.
|