Tác giả: Norman Golb - Dịch giả: Đỗ Văn Thuấn
Nhà xuất bản: Từ điển bách khoa
Giá bìa:65,000
Giá bán:65,000
Năm xuất bản: Quý III / 2006
Trước khi quân đội Rôma vây thành Jerusalem, người Do Thái đã mang hàng ngàn bản thảo chôn giấu tại những hang đá - nơi trông xuống Biển Chết, gần pháo đài Khirbet Dumran. Có phải giáo phái Essen là tác giả đích thực của các bản thảo nằm giữa sa mạc Juda này? Tác giả Norman Gold, giáo sư đại học Chicago, một chuyên gia quốc tế về Do Thái học, đã đưa ra một cách lý giải và được sự đồng tình của đa số các nhà khảo cổ học tiến bộ;...
Trước khi quân đội Rôma vây thành Jerusalem, người Do Thái đã mang hàng ngàn bản thảo chôn giấu tại những hang đá - nơi trông xuống Biển Chết, gần pháo đài Khirbet Dumran. Có phải giáo phái Essen là tác giả đích thực của các bản thảo nằm giữa sa mạc Juda này? Tác giả Norman Gold, giáo sư đại học Chicago, một chuyên gia quốc tế về Do Thái học, đã đưa ra một cách lý giải và được sự đồng tình của đa số các nhà khảo cổ học tiến bộ; nhờ vậy, một tia sáng mới soi rọi vào cái kho tàng ẩn chứa nhiều điều chưa được khám phá về Do Thái giáo thời cổ cũng như của Kitô giáo thời kỳ đầu. Trí tuệ của người Hy Lạp, Rôma và các kho tàng văn học của họ đã tạo nên một tượng đài văn hoá sâu đậm hình thành nên ý thức châu Âu. Xuất hiện đằng sau sức sống tâm linh và xã hội của dân tộc Do Thái thời cổ, các sách này và giá trị của chúng đã tác động như một lực từ thu hút thế giới Hi Lạp từ khi họ chinh phục đất Palestin, trước khi đến lượt họ bị chinh phục bởi đức tin của các dân cư ngụ trên lãnh thổ ấy, vào lúc mà bắt đầu là Do Thái giáo rồi đến Kitô giáo vừa khai sinh đã để lại dấu ấn không thể xoá nhoà trên đế quốc Rôma. Từ đây phương Tây sẽ miệt mài đi tìm lời giải đáp cho các bí ẩn sâu xa của sự biến đổi về ý thức Do Thái và Kitô giáo của mình, và về phương diện này, không một khám phá nào khác thời nay có thể sánh với sự phát hiện các bản thảo cổ này, cũng như khả năng chúng soi sáng cho hiện tượng đặc biệt này.
MỤC LỤC Chương 1: Đồi Qumran Chương 2: Các bản thảo của người Do Thái Chương 3: Các phát hiện đầu tiên Chương 4: Giêsusalem: Xét lại luận đề Qumran – Etsen Chương 5: Cuộn bản thảo đồng, các bản thảo ở Massada và cuộc vây hãm Giêrusalem Chương 6: Xuất xứ các cuộn bản thảo: Luận đề của Rengstorf, các câu trả lời của cha de Vaux và Edmund Willson Chương 7: Cuộn bản thảo của đền thờ, các chứng từ của sách luật và bài ca tụng Alexandre Jannée: Thế tiến thoái lưỡng nan của các nhà Qumran học Chương 8: Các cuộn bản thảo, Do Thái giáo và Kitô giáo Chương 9: Lộ trình của các ý tưởng mới Chương 10: Trò chơi quyền lực và sự sụp đổ của thế độc quyền về các bản thảo Lời bạt: Phụ lục I: Các luật nghi tiết trong các chứng từ của sách luật Phụ lục II: Các chứng từ của sách luật và các vụ kiện tụng Phụ lục III: Phân tích chữ viết cổ, xác nghiệm cácbon phóng xạ, và xác định niên đại bản thảo.
|