www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS (Bìa Cứng)

Tác giả: Victor Hugo. - Dịch giả: Nhị Ca.
Nhà xuất bản: Văn học
Giá bìa:127,000
Giá bán:127,000
Năm xuất bản: 2012

Nhà thờ Đức bà Paris quả thực là kiệt tác của loại tiểu thuyết lịch sử thời kỳ lãng mạn chủ nghĩa. Lúc đang viết, Hugo nhận định về cuốn truyện như sau:“… Đây bức tranh về Paris vào thế kỷ XV và về thế kỷ XV đối với Paris. Vua Luy XI sẽ có mặt trong một chương. Chính ông ta quyết định phần kết thúc. Cuốn sách không hề có tham vọng lịch sử, mà có lẽ chỉ miêu tả, bằng ít nhiều kiến thức khoa học và lương tâm, nhưng duy nhất chỉ bằng các nét đại cương và sơ lược, tình hình của phong tục, tín ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật, tóm lại nền văn minh thế kỷ XV. Thực ra, đó chẳng phải điều quan trọng trong cuốn sách. Nếu như nó có giá trị nào đó, thì chỉ vì đây là sản phẩm của trí tưởng tượng óc tùy hứng và ưa kỳ lạ”.

Vào năm 1828, hoặc cuối năm 1827, Victor Hugo (1802 - 1885) nảy ý định đầu tiên viết cuốn Nhà thờ Đức bà Paris, một truyện lấy lịch sử làm bối cảnh, một thiên anh hùng ca bằng văn xuôi.

Thời gian này, Hugo đang quan tâm đến thờitrung cổ. Mà loại truyện lịch sử cũng lại đang thịnh hành, thành trào lưu rất được ưa chuộng. Hugo rất khâm phục Oantơ Xcốt, nhà văn người Anh mở đường cho loại truyện này, bằng các tiểu thuyết như Rốp Roa, nhất là Aivanbô. Ông học tập và muốn bổ sung thêm - đúng ra đối lập lãng mạn với hiện thực - bằng tình cảm và chất thơ. Năm 1823, nhạt đó của ông, còn có một cuốn tiểu thuyết khác cần được sáng tạo, theo chúng ta nó còn đẹp đẽ và hoàn chỉnh hơn. Cuốn tiểu thuyết này là chính kịch trộn lẫn anh hùng ca, mỹ lệ nhưng thơ mộng, đã thực tế còn lý tưởng. Vừa chính xác lại cao cả, nó sẽ lồng Oantơ Xcốt vào trong Hôme…” Chương trình này, bạn ông, Anphrết đờ Vinhy, mới thực hiện còn hết sức sơ sài trong tiểu thuyết cảnh rộng rãi hơn, ý nghĩa lịch sử to lớn hơn, muốn làm sống lại thời trung cổ vẫn ám ảnh tâm trí ông, trong đó có Lui XI và hàng loạt nhân vật mang màu sắc chính kịch.

Ám ảnh sáng tạo này chắc được cụ thể hoá trong các lần ông viếng thăm nhà thờ Đức bà Paris. Cùng lúc với những nghiên cứu về kiến trúc và điêu khắc kỳ lạ của ngôi nhà thờ lớn, Hugo đã hình dung ra toàn cảnh đô thành Paris cổ xưa của thế kỷ XV và còn sưu tầm tư liệu khá công phu, tỉ mỉ ở hàng loạt tác phẩm chuyên môn.

Tới giữa năm 1828 tác phẩm đã thành hình khá rõ trong tâm trí để tác giả có thể bắt tay vào viết dàn truyện. Nhưng mãi đến ngày 1-9-1830, ông mới thực sự bắt tay vào viết, và cuốn truyện ra mắt bạn đọc ngày 13-2-1831. Lần xuất bản đầu tiên không có ba chương: Nhà thờ Đức bà Paris, Dưới tầm chim bay, Cái này giết cái kia, mà có lẽ tác giả giữ lại để khỏi quá số trang quy định trong bản giao kèo với nhà xuất bản Gôxơlanh. Phải đợi đến lần xuất bản Ơgien Răngđuyen, ba chương đó mới in thêm.

Cuốn sách lập tức được hoan nghênh nồng nhiệt trong mọi tầng lớp độc giả.

Ơgien Xuy, tác giả Bí mật thành Paris, viết cho Hugo: “… Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và tính kịch, tôi xin nói thêm cuốn truyện của ông còn có gì đó làm tôi vô cùng xúc động. Có thể nói Cadimôđô tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và sự tận tuỵ, Phrôlô tiêu biểu cho sự uyên bác, trí thức khoa học, khả năng trí tuệ, còn Satôpe tiêu biểu cho vẻ đẹp thân thể, nếu như vậy ông đã có ý định tuyệt diệu để ba nhân vật điển hình đó, cùng một thực chất như chúng ta, đối mặt với một cô gái ngây thơ, gần như man dại giữa nền văn minh, trao cho cô ta quyền được lựa chọn và để cô ta lựa chọn một cách hết sức đàn bà”.

Nhà sử học Giuyn Misơlê nhận xét vào năm 1833: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victor Hugo xây dựng một toà nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng ngất cao như dãy tháp của toà nhà thờ nọ”.

Năm 1835, Têôphin Gôhiê, một đệ tử cuồng nhiệt của chủ nghĩa lãng mạng, sau này trở thành một tên tuổi của dòng Thi sơn, nói về Nhà thờ Đức bà: “Cuốn tiểu thuyết này là một thiên anh hùng ca Iliát thực sự, ngay từ bây giờ nó đã thành một tác phẩm kinh điển”.

Nếu Phrăngxoa Ghigiô, Ađôphơ Tie, Anphrêt Đơ Vinhi, Amphrêt đờ Muyxê, trong thâm tâm, thấy đề tài cuốn truyện còn phù phiếm, hứng thú thẩm mỹ thô thiển, nhân vật dị dạng bất thường, thì ngược lại, từ o­norê Đờ Bandắc, Giuyn Misơlê đến Giêra Đờ Nervan phục chất tưởng tượng phong phú trong tác phẩm. Có điều chắc chắn, lúc đó, cuốn Nhà thờ Đức bà Paris mang vinh quang tới cho tác giả còn hơn tất cả các tập thơ đã có của ông.

Cuốn truyện trước hết phục hồi thật kỳ diệu đô thành Paris cổ vào cuối thế kỷ XV, một phục hồi dựa trên các tài liệu sinh động và khảo cổ học hiện nay coi như sai lầm, nhưng trên hết nó dựa vào óc tưởng tượng mầu nhiệm, phóng khoáng của tác giả tạo rung động hoài cổ cho cả một thếhệ. Toà nhà thờ lớn đứng sừng sững giữa tác phẩm như một người khổng lồ bằng đá, hòa trộn linh hồn ít nhiều huyền bí với linh hồn các nhân vật khác. Trong tiểu thuyết cũng như trên sân khấu, Hugo ưa miêu tả cái cao cả cạnh cái tầm thường: ở đây ông đưa ra cốt truyện đầy phiêu lưu kịch tính, với diễn biến thăng trầm lúc bi thảm khi hài hước.

Và thêm lần nữa, ông lại vận dụng đến cái được dùng làm động lực để thúc đẩy mọi hành vi, cái Định mệnh tàn nhẫn, bây giờ ta gọi ngẫu nhiên mà tính tất yếu nhất thiết phải thể hiện qua nó, nhưng con người khi còn mê muội, chưa nắm vững quy luật khách quan của vận động xã hội, thiên nhiên, chỉ thấy nó sặc mùi vị thần bí, không sao tránh khỏi tai ương nghiệp chướng. Ở cuốn truyện u ám màu trung cổ này, các nhân vật giày xéo, đè bẹp, nghiền nát nhau vì một lực lượng tối thượng, vô hình và tàn bạo. Đó là hình ảnh thê thảm của tấm mạng nhện giăng ra bẫy con ruồi đang húc đầu tuyệt vọng vào cánh cửa kính để hòng bay ra khoảng trời tự do. Trong thiên nhiên cũng như xã hội, thực ra chỉ có điều chưa biết chứ không có điều không thể biết. Con người sẽ làm chủ mình, mỗi ngày một đầy đủ hơn, bằng kinh nghiệm tích luỹ qua các thế hệ, bằng khoa học đẩy lùi mê tín. Ở đây, hai chữ Định Mệnh còn đang bao phủ bóng tối âm nước quanh cốt truyện, tuy thể hiện bằng sắc màu chói chan. Mãi sau này, khi tác giả từng trải hơn, đã nếm đủ mùi vị đắng cay của thảm cảnh xã hội, của mất mát người thân và lưu đày xa quê đằng đẵng hai chục năm trời, cho nên ông càng tha thiết yêu mến và cầu mong hạnh phúc cho con người, sau này trong Những người khốn khổ, Hugo sẽ chiếu rọi lên bao đau đớn nhục nhằn của kiếp người, không phải bóng tối u ám của định mệnh, mà tia sáng chói lọi của hy vọng và tình thương.

Nhà thờ Đức bà Paris quả thực là kiệt tác của loại tiểu thuyết lịch sử thời kỳ lãng mạn chủ nghĩa. Lúc đang viết, Hugo nhận định về cuốn truyện như sau:“… Đây bức tranh về Paris vào thế kỷ XV và về thế kỷ XV đối với Paris. Vua Luy XI sẽ có mặt trong một chương. Chính ông ta quyết định phần kết thúc. Cuốn sách không hề có tham vọng lịch sử, mà có lẽ chỉ miêu tả, bằng ít nhiều kiến thức khoa học và lương tâm, nhưng duy nhất chỉ bằng các nét đại cương và sơ lược, tình hình của phong tục, tín ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật, tóm lại nền văn minh thế kỷ XV. Thực ra, đó chẳng phải điều quan trọng trong cuốn sách. Nếu như nó có giá trị nào đó, thì chỉ vì đây là sản phẩm của trí tưởng tượng óc tùy hứng và ưa kỳ lạ”.

Do thành công của cuốn Nhà thờ Đức bà Paris và thúc ép của các nhà xuất bản, Hugo dự định viết thêm hai cuốn truyện, nếu không phải tiếp theo, thì cũng là thứ bổ sung. Cho nên, từ 1832 và nhiều năm sau, nhà xuất bản Rawngđuyen vẫn quảng cáo hai cuốn truyện hứa hẹn ra đời: Thằng con của mụ gù và Kicăngrôhơ, mà tác giả cho biết: Kicăngrôhơ là cái tên bình dân của một trong dãy tháp ở lâu đài Buabông - Arsămbôn. Cuốn tiểu thuyết này dùng để bổ sung cho các quan điểm của tôi về nghệ thuật thời trung cổ, mà cuốn Nhà thờ Đức bà Paris đã trình bày phần đầu. Nhà thờ Đức bà Paris, đó là toà nhà thờ lớn, Kicăngrôhơ, đó sẽ là toà tháp vọng lâu…