Tác giả: Ngọc Bích, Quỳnh Nga, Tường Thụy
Nhà xuất bản: Thông tin và truyền thông
Giá bìa:76,000
Giá bán:76,000
Năm xuất bản: 2012
Sách hướng dẫn bạn đọc từng bước lập trình với C#, qua hai bài tập lớn Quản lý bán hàng và Quản lý tuyển sinh để người học có thể khai thác hiệu quả C# trong công việc . Sách cần thiết cho học sinh, sinh viên làm đồ án môn học liên quan đến C#.
Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java, C# là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java. Được dẫn xuất từ C và C++, cùng với những đặc tính mới làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng và mạnh hơn nhiều, tạo sự phát triển tốt hơn. Với sự hỗ trợ của Microsoft, nhiều tính năng trong C# khá giống với những đặc tính có trong Java, giúp người lập trình Java mau chóng làm quen với C# để phát triển ứng dụng tốt hơn. Có thể giới thiệu tóm tắt một số điểm nổi trội của ngôn ngữ C# như sau: · C# là ngôn ngữ đơn giản, hiện đại. · C# là ngôn ngữ hướng đối tượng, mạnh, linh hoạt. · C# là ngôn ngữ hướng module. · C# sẽ trở nên phổ biến. C# là ngôn ngữ đơn giản, hiện đại: Những đặc tính như là xử lý ngoại lệ, cho phép gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng và bảo mật mã nguồn là những đặc tính được mong đợi trong một ngôn ngữ hiện đại. C# có tất cả những đặc tính trên. Nếu là người mới học lập trình, chúng ta cảm thấy những đặc tính trên phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ từ từ tìm hiểu những đặc tính này qua các phần bài tập trình bày trong sách. C# là ngôn ngữ hướng đối tượng, mạnh, linh hoạt: Những đặc điểm chính của ngôn ngữ hướng đối tượng là sự đóng gói, sự kế thừa và đa hình. C# hỗ trợ tất cả những những đặc tính trên. Ngôn ngữ C# chỉ bị giới hạn bởi chính bản thân hay trí tưởng tượng của chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt những ràng buộc lên những việc có thể làm. C# được sử dụng cho nhiều dự án khác nhau như tạo ra ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng đồ họa, bảng tính hay thậm chí là những trình biên dịch cho ngôn ngữ khác. C# là ngôn ngữ hướng module: Mã nguồn của C# có thể viết trong những phần gọi là những lớp, những lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và những phương thức có thể được sử dụng trong những ứng dụng hay những chương trình khác. Bằng cách truyền thông tin đến những lớp hay phương thức, chúng ta có thể tạo lại những mã nguồn dùng lại có hiệu quả. C# sẽ trở nên phổ biến: C# là một ngôn ngữ lập trình mới, vào thời điểm mới ra đời nó không được biết như ngôn ngữ phổ biến, nhưng ngôn ngữ này có nhiều điều kiện để trở thành ngôn ngữ phổ biến. Một trong những điều kiện này là sự hỗ trợ của Microsoft và sự cam kết của .NET. Bộ sách “Lập trình ứng dụng C#: C# dành cho người tự học” gồm hai tập, qua bộ sách này các bạn sẽ tìm hiểu các loại ứng dụng của C#: Ứng dụng Console, ứng dụng Windows Form và ứng dụng Web Form. Ứng dụng Console: Giao tiếp với người dùng bằng bàn phím. Không có giao diện đồ họa Ứng dụng Windows Form: Giao tiếp với người dùng bằng bàn phím và chuột. Có giao diện đồ họa và xử lý sự kiện. Ứng dụng Web Form: Kết hợp với ASP.NET, C# đóng vai trò xử lý sự kiện bên dưới. Có giao diện và xử lý sự kiện. Tập 1: Hướng dẫn xây dựng ứng dụng trên Console và Windows form. Tập 2: Hướng dẫn xây dựng ứng dụng trên Web form.
MỤC LỤC:
PHẦN 1: ỨNG DỤNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG GỒM 12 CHƯƠNG: Chương 1: Giới thiệu ứng dụng quản lý bán hàng. Chương 2: Thiết kế giao diện. Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu. Chương 4: Thiết kế form đăng nhập. Chương 5: Thiết kế form đổi mật khẩu. Chương 6: Form xem danh mục. Chương 7: Quản lý danh mục thành phố. Chương 8: Quản lý danh mục khách hàng. Chương 9: Quản lý danh mục nhân viên. Chương 10: Quản lý danh mục sản phẩm. Chương 11: Quản lý danh mục hóa đơn. Chương 12: Quản lý danh mục chi tiết hóa đơn. PHẦN 2: ỨNG DỤNG QUẢN LÝ THÔNG TIN TUYỂN SINH GỒM 22 CHƯƠNG: Chương 1: Giới thiệu ứng dụng quản lý thông tin tuyển sinh. Chương 2: Bảng dữ liệu hệ thống. Chương 3: Giao diện đăng nhập hệ thống. Chương 4: Giao diện quản trị. Chương 5: Giao diện chức năng thêm thông tin. Chương 6: Thống kê thí sinh theo khối. Chương 7: Thống kê thí sinh theo ngành. Chương 8: Thống kê thí sinh theo nguyện vọng. Chương 9: Thống kê thí sinh theo điểm. Chương 10: Thống kê thí sinh theo điểm chuẩn. Chương 11: In danh sách thí sinh trúng tuyển. Chương 12: In danh sách thí sinh không trúng tuyển. Chương 13: Danh mục ban tuyển sinh. Chương 14: Danh mục tỉnh thành phố. Chương 15: Danh mục quận huyện. Chương 16: Danh mục trường trung học phổ thông. Chương 17: Danh mục khu vực ưu tiên. Chương 18: Danh mục đối tượng ưu tiên. Chương 19: Danh mục trường đại học và cao đẳng. Chương 20: Danh mục khối và môn thi. Chương 21: Danh mục ngành. Chương 22: Giao diện dành cho nhân viên.
|