www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


LÝ THUYẾT CƠ SỞ DỮ LIỆU - Tập 2

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Trang, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Đoàn Thiện Ngân (Hiệu đính)
Nhà xuất bản: Lao động Xã hội
Giá bìa:52,000
Giá bán:52,000
Năm xuất bản: 2007

Hầu hết các chương trình mà bạn đang sử dụng đều cung cấp các ví dụ về cấu trúc dữ liệu mà bạn có thể chép hoặc thay đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, bạn nên biết CSDL là gì? Làm thế nào để thiết lập một mô hình dữ liệu cho đúng và phù hợp với thực tế?
Cuốn Lý thuyết cơ sở dữ liệu được chia làm 2 tập, sẽ giúp các bạn sinh viên, lập trình viên cũng như những ai quan tâm đến CSDL có thể dùng nó để thiết kế một hệ CSDL hoàn chỉnh và phù hợp...

Hiện nay, Cơ sở dữ liệu (CSDL) và các hệ CSDL đã trở thành một thành phần thiết yếu trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày, đa phần các bạn đều gặp một số hoạt động có liên quan đến một số tương tác với một CSDL. Và như vậy, việc thiết kế CSDL trở thành một công việc quan trọng trong ngành công nghệ thông tin (CNTT).
Các chương trình phần mềm được dùng khắp mọi nơi, nên đòi hỏi người lập trình phải có một kiến thức cơ bản về CSDL để thiết kế chương trình.
Hầu hết các chương trình mà bạn đang sử dụng đều cung cấp các ví dụ về cấu trúc dữ liệu mà bạn có thể chép hoặc thay đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, bạn nên biết CSDL là gì? Làm thế nào để thiết lập một mô hình dữ liệu cho đúng và phù hợp với thực tế?
Các chương trình đang sử dụng thường gặp hai lỗi liên quan đến CSDL đó là: chương trình và dữ liệu. Trong đó, lỗi chương trình bao gồm các lỗi liên quan đến việc nhập/chỉnh sửa sai các biểu mẫu, sai các hộp hội thoại hay các quá trình tự xử lý sai, v.v... Các điều trên một phần là do người lập trình CSDL chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chưa quen với các mô hình thiết kế ứng dụng tốt.
Cuốn Lý thuyết cơ sở dữ liệu được chia làm 2 tập, sẽ giúp các bạn sinh viên, lập trình viên cũng như những ai quan tâm đến CSDL có thể dùng nó để thiết kế một hệ CSDL hoàn chỉnh và phù hợp.

MỤC LỤC
Chương 9: Ánh xạ ER và EER vào quan hệ các ngôn ngữ khác.
Chương 10: Những ví dụ về các hệ quản trị CSDL quan hệ: Oracle và Microsoft Access.
Bài đọc thêm 5: Tìm hiểu câu truy vấn lồng trong khi nó trả về tập các dòng.
Bài đọc thêm 4: Tìm hiểu cách sử dụng câu truy vấn lồng nhau khi xử lý nhiều bảng cùng lúc.
Chương 11: Các khái niệm về CSDL hướng đối tượng.
Bài đọc thêm 6: Tìm hiểu những hạn chế trên câu truy vấn con được dùng làm Predicate cho toán tử so sánh 133.
Chương 12: Các tiêu chuẩn, ngôn ngữ và thiết kế của CSDL đối tượng.
Bài đọc thêm 7: Sử dụng bảng tạm để loại bỏ dữ liệu trùng lặp.
Chương 13: Các hệ CSDL quan hệ đối tượng và quan hệ mở rộng.