www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


TRÒ ĐÙA CỦA SỐ PHẬN

Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà xuất bản: Đồng Nai
Giá bìa:64,000
Giá bán:64,000
Năm xuất bản: Quý II / 2008

Trò đùa của số phận” - một tiểu thuyết, một vở kịch nói, hư cấu những sự việc diễn biến trong một thời gian và ở một không gian không xác định. Tạ Duy Anh đã đưa người đọc tiếp cận với hàng loạt vấn đề sinh tử của con người, kể cả vấn đề gai gốc nhất là ý nghĩa của sự sống. Tác giả luôn soi thẳng ngòi bút của mình vào những góc tối trong thời đại mình đang sống. Dựng lên một khu phố G, một làng Đồng – bức tranh xã hội thu nhỏ đầy mâu thuẫn...

Có lẽ độc giả không còn xa lạ với Tạ Duy Anh qua những tác phẩm như: Bước qua lời nguyền (tập truyện,1990); Khúc dạo đầu (tiểu thuyết,1991); Lão Khổ (tiểu thuyết, 1992); Luân hồi (tập truyện,1994)… và mới gần đây là Giã biệt bóng tối (2008). Sắp tới Tạ Duy Anh sẽ ra mắt độc giả đứa con tinh thần được cho là “mới” nhất, là “thoả mãn” nhất của mình - “Trò đùa của số phận”. Qua hai tác phẩm được chọn in trong tập sách: Đi tìm nhân vật và Trò đùa số phận người đọc sẽ thấy được bút lực của Tạ Duy Anh qua nhiều thể loại: tiếu thuyết, truyện vừa, kịch…
Trò đùa của số phận” - một tiểu thuyết, một vở kịch nói, hư cấu những sự việc diễn biến trong một thời gian và ở một không gian không xác định. Tạ Duy Anh đã đưa người đọc tiếp cận với hàng loạt vấn đề sinh tử của con người, kể cả vấn đề gai gốc nhất là ý nghĩa của sự sống. Tác giả luôn soi thẳng ngòi bút của mình vào những góc tối trong thời đại mình đang sống. Dựng lên một khu phố G, một làng Đồng – bức tranh xã hội thu nhỏ đầy mâu thuẫn, anh như muốn phơi bày trần trụi những thảm kịch của xã hội. Giữa cái xã hội không mấy tốt đẹp ấy sự thật cô đơn và yếu thế, nhưng chính dòng chảy ngầm của những gì hiện thân cho sự thật, cho cái đẹp mới đưa người ta đi đến cùng lẽ sống của mình. Điều này có thể thấy rõ nhất qua tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật”.
“Đi tìm nhân vật gồm nhiều tiểu thuyết, nhiều nhân vật trong một nhân vật. Trong những “nhân vật” ấy, Thảo Miên bước ra từ giấc ngủ, một thứ Lolita ngơ ngác, thất lạc trong cuộc đời. Thảo Miên “thành người” từ khi được mục kích những thác loạn tình dục của mẹ. Nàng lao vào vùng cấm địa của “tội lỗi” với bề ngoài băng trinh; Thảo Miên như một tiên nữ sa lầy mà Chu Quý tìm cách giải thoát để xây dựng một tình yêu tuyệt vời, thánh thiện, để có thể tin rằng: ngoài tất cả những cái xấu xa tàn mạt, con người vẫn còn có tình yêu…
Trong cái xã hội mà con người, với bản chất ích kỷ, thờ ơ, thường ngoảnh mặt quay đi, "không dính" vào những vụ việc lôi thôi có thể gây phiền hà cho mình, nhưng bản chất 2 mặt của con người vẫn còn tồn tại, vì nhiều vụ lợi cá nhân nên họ sẵn sàng bôi nhọ, phết hồ vào những điều mình biết hoặc không biết, vì sợ sệt, vì quyền lợi, vì vô tình, vì ác ý... vì tất cả những lý do có thể mường tượng được trong cái xã hội lẫn lộn Không ai nhận diện được ai, không ai tự nhận diện được mình, một "cộng đồng" bát nháo mà dối trá, thành thực, đạo đức, tội lỗi... quay cuồng và tiêu diệt lẫn nhau mà Tạ Duy Anh muốn kín đáo vạch mặt cái bản chất "cộng đồng" vô trách nhiệm, đầy ám hiệu và phản trắc ấy. Anh mang đến cho độc giả những day dứt, trăng trở khôn nguôi trước ý nghĩa làm người xuyên qua một thế giới đầy những ám ảnh tăm tối, tàn ác, vẫn lấp lánh niềm tin, sự xót thương và câu hỏi đầy lòng tự trọng của con người. Giữa những cuộc bố ráp đã hé lộ những bộ mặt, những con người xây dựng nên màng lưới xã hội: Từ trí thức, nhà văn, bộ đội đến gái điếm, ma cô… mỗi nhân vật đều có những ẩn mật của đời mình.
Qua những hướng khác nhau trong bút pháp cũng như trong cách biến thiên nhân vật, “Trò đùa của số phận” đã đạt được lối viết đa âm trong tiểu thuyết, Tạ Duy Anh luôn lồng ghép “mô hình đa chiều” của nhiều tiếu thuyết, nhiều “tác giả” trong một tác giả, nhiều nhân vật trong một nhân vật và tự tìm cho mình một giọng điệu rất hay, giọng điệu của một nhà văn như tìm đến sự tự do, tìm đến chân lý bằng cách chọc thủng bóng tối để tìm ra ánh sáng sự thật. Đây là nét riêng và cũng là nét đáng quý của một nhà văn luôn “dám” nhìn thẳng vào sự thật xã hội.