www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


TỰ HỌC DISCREET COMBUSTION 3.0 BẰNG HÌNH ẢNH (Kèm 01CD)

Tác giả: Mai Thị Hải - Phạm Quang Huy - Phùng Thị Nguyệt
Nhà xuất bản: Giao thông Vận tải
Giá bìa:95,000
Giá bán:95,000
Năm xuất bản: Quý II / 2005

Với việc thiết kế và làm quảng cáo cho đầu băng, nếu không có sự hỗ trợ của chương trình Discreet Combustion là một điều rất thiếu sót. Tuy giao diện và chức năng của các công cụ trong Combustion hơi khó, nhưng khi các bạn hiểu sâu về nó thì các thao tác trở nên rất đơn giản và một điều quan trọng là ngày càng say mê hơn. Sách biên soạn cho người chuyên nghiệp, các bạn nên dùng qua một chương trình biên tập phim nào rồi như: Premiere, Adobe After Effect, Boris v.v trước khi học họ sách này.

Đây là tập 2 trong họ sách hướng dẫn sử dụng chương trình biên tập và làm kỹ xảo truyền hình chuyên nghiệp COMBUSTION. Với việc thiết kế và làm quảng cáo cho đầu băng, nếu không có sự hỗ trợ của chương trình Discreet Combustion là một điều rất thiếu sót. Tuy giao diện và chức năng của các công cụ trong Combustion hơi khó, nhưng khi các bạn hiểu sâu về nó thì các thao tác trở nên rất đơn giản và một điều quan trọng là ngày càng say mê hơn. Sách biên soạn cho người chuyên nghiệp, các bạn nên dùng qua một chương trình biên tập phim nào rồi như: Premiere, Adobe After Effect, Boris v.v trước khi học họ sách này.

NỘI DUNG SÁCH:
BÀI TẬP 1: TỔNG QUAN VỀ COMBUSTION 3.0.
Giới thiệu các chức năng cơ bản của các công cụ cũng như các bước hiệu chỉnh clip ảnh với các tab hiệu chỉnh. Combustion có thể tạo ra một loạt các hiệu ứng mà chúng ta cảm thấy bất ngờ khi sử dụng nó. So với các chương trình dựng phim khác thì Combustion mang tính chuyên nghiệp cao với 2 chế độ 2D và 3D ảo, Combustion thiết kế Quảng cáo, phim truyện và ngay cả phim hoạt hình.
BÀI TẬP 2: SỬ DỤNG CÔNG CỤ VÀ THIẾT ĐẶT VỚI COMPOSITE.
Trong bài tập này, chúng ta sẽ tìm hiểu các công cụ và các thiết đặt cho toán tử Composite trong việc thiết kế một đề án. Việc thiết kế một đề án với Combustion đầu tiên là xử lý ảnh với các công cụ. Với bài tập này, chúng ta sẽ thực hiện một đề án có sự kết hợp giữa chương trình Ulead COOL 3D 2.0 và Combustion sau đó loại bỏ nền đồng nhất trong khung hình. Với bài tập này, chúng ta sẽ phần nào hiểu được các thao tác nhập tiêu đề được tạo từ chương trình Ulead COOL 3D 2.0 vào đề án trong Combustion. Khi ấy, chúng ta sẽ làm cho đề án trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
BÀI TẬP 3: HIỆU CHỈNH CLIP ẢNH VÀ THIẾT ĐẶT CHO TIÊU ĐỀ.
Trong bài tập này chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước hiệu chỉnh clip ảnh, nhất là việc thiết đặt keyframe ở mỗi thời điểm sao cho đường di chuyển và hiệu ứng xảy ra đồng thời tạo ra một cảm giác mới lạ cho người xem. Ngoài ra, trong bài tập này chúng ta sẽ thiết đặt việc tạo hiệu ứng cho chữ, giống như dạng tạo một đường mask. Sự kết hợp giữa các clips ảnh theo trật tự thời gian sẽ tạo ra cảnh phim thật sự hấp dẫn cho người xem.
BÀI TẬP 4: HIỆU CHỈNH CLIP ẢNH.
Việc chỉnh sửa có thể được xác định như một quy trình mà nhờ đó bạn tập hợp những khung hình và những cảnh phim vào một dự án sau cùng rồi xác định độ dài và thứ tự của chúng. Toán tử Edit sẽ mở rộng khả năng chỉnh sửa trong Combustion, nó cho phép chỉnh sửa hình ảnh và bổ sung những chuyển cảnh vào những cảnh phim, tất cả theo một kiểu tuyến tính. Hãy sử dụng toán tử Edit để tạo những trình tự ảnh mà sau đó có thể xuất đến một toán tử khác trong vùng làm việc. Edit controls bao gồm Timeline controls và Output controls. Bạn sẽ dùng Output controls để chọn định dạng xuất của toán tử Edit. Bạn có thể sử dụng Timeline controls để nhập cảnh phim và bổ sung những chuyển cảnh; cũng có thể di chuyển những cảnh phim bất cứ lúc nào và trau chuốt chúng để chọn những frames nào bạn muốn xem. Edit timeline chứa một rãnh video, không có các rãnh âm thanh. Từ các chức năng cơ bản (nhập cảnh phim) đến phức tạp (cắt xén và áp dụng chuyển cảnh) sẽ giúp các bạn tổng hợp được kiến thức về toán tử này.
BÀI TẬP 5: GIỚI THIỆU VỀ TOÁN TỬ PAINT
Paint là một toán tử vẽ được định hướng đối tượng và dưới dạng vector, tương tác mà bạn áp dụng vào một layer giống như áp dụng những toán tử khác vào một layer nào đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu các chức năng cơ bản của toán tử Paint, một trong những trình cấu trúc khá quan trong của chương trình Combustion 3.0. Trong toán tử Paint, chúng ta không những tạo ra các đối tượng vẽ mà còn có thể chỉnh sửa hay thiết đặt đường bay cho các đối tượng, tạo đối tượng trên một layer, tạo chuyển sắc: Đây là một trong những phần khá hay của toán tử Paint, giúp cho các đối tượng trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn. Trong phần này, chúng ta sẽ được tìm hiểu về 4 loại chuyển sắc. Ngoài ra toán tử Paint còn có thể nhập tiêu đề cho các layers trong một đề án.
BÀI TẬP 6: NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ VẼ.
Một đối tượng Paint là những gì bạn tạo ra khi sử dụng những công cụ Painting để tô vẽ trên một clip. Một nét cọ là một đối tượng, một hình tròn lấp kín là một đối tượng, một nét tẩy xoá là một đối tượng. Văn bản cũng là một đối tượng. Với b ài tập này, chúng ta sẽ đi sâu hơn về các công cụ vẽ của toán tử Paint, từ các chức năng của các công cụ ở bài tập 5, chúng ta sẽ được hướng dẫn tạo ra các biểu tượng với Paint.
BÀI TẬP 7: TẠO TIÊU ĐỀ VÀ BIỂU TƯỢNG VỚI PAINT.
Chúng ta sẽ tạo ra các biểu tượng và tiêu đề với toán tử Paint trong việc thiết đặt một đề án. Từ đó, chúng ta sẽ thiết đặt keyframe cho biểu tượng và tiêu đề đã tạo để làm sống động cho đề án cần tạo. Ngoài ra, chúng ta được tìm hiểu một chức năng khá đặc biệt của toán tử Paint là chức xuất file được tạo từ toán tứ Paint ra dưới định dạng .Swf. Đây là một phần mở rộng của Combustion (hỗ trợ file trong thiết kế Web).
BÀI TẬP 8: NHỮNG CÔNG CỤ VẼ CẤP CAO.
Việc vẽ với những công cụ vẽ cấp cao cũng giống như khi vẽ với những công cụ vẽ cơ bản. Bạn có thể vẽ một nét cọ tự do, tạo một hình bầu dục lấp đầy hoặc thực hiện một khu vực lấp đầy. Với phần này, chúng ta tạo những chuyển sắc để bổ sung thêm kích thước và kết cấu vào những toán tử Composite của bạn. Tạo vùng chọn để loại bỏ những đối tượng ngoài ý muốn.
BÀI TẬP 9: THIẾT KẾ QUẢNG CÁO.
Trong bài tập này chúng ta sẽ tạo một mục quảng cáo trong đó sử dụng khá nhiều thao tác nhanh, nhưng đạt hiệu quả cao. Đây là một bài tập mang tính chất thực tế, giúp các bạn phần nào có thể ứng dựng chương trình Combustion cho việc dựng phim trong lĩnh vực của bạn.
BÀI TẬP 10: GIỚI THIỆU ÁO DÀI.
Tạo một mục giới thiệu về một bộ sưu tập áo dài. Với những khung hình được thiết đặt đường di chuyển một cách chính xác. Ngoài ra, trong bài tập này còn hướng dẫn việc thiết kế biểu tượng đơn giản với Combustion.
BÀI TẬP 11: HIỆU ỨNG CHÁY NỔ.
Các bạn sẽ được tìm hiểu về một pha mạo hiểm trong một cảnh biểu diễn môtô. Việc tạo ra một cảnh lao môtô vào nhau và gây ra cảnh cháy nổ, đối với Combustion thật sự dễ dàng. Với thư viện hiệu ứng phong phú, Combustion sẽ tạo cho người xem cảm thấy bị lôi cuốn vào cảnh phim. Với sự kết hợp của việc thiết đặt đường di chuyển của môtô và áp dụng hiệu ứng cháy nổ đúng lúc sẽ tạo cho người xem một cảnh như hoàn toàn có thật trong thực tế. Một điều quan trọng là chúng ta áp dụng hiệu ứng đúng vào lúc hai xe môtô chạm vào nhau.
BÀI TẬP 12: TẠO HIỆU ỨNG VỚI LỚP SOLID.
Tìm hiểu về các tác dụng của lớp Solid lên một hình ảnh thông qua các hiệu ứng Operator. Với một ảnh lá cờ tĩnh, chúng ta sẽ tạo ra sự chuyển động với hiệu ứng này chúng ta cảm thấy như lá cờ đang bay.
BÀI TẬP 13: THIẾT KẾ PHIM HOẠT HÌNH
Chắc các bạn đã xem qua các bộ phim hoạt hình trình chiếu trên các Đài Truyền Hình hay trong các đĩa CD. Khi nhìn thấy các cảnh phim hoạt hình, chúng ta cảm tưởng là công đoạn thiết kế rất khó khăn, nhưng đối với người có đủ kiến thức về phim ảnh và thêm một kỹ năng về vẽ thiết kế thì việc đó rất dễ dàng. Đối với phim hoạt hình thì Combustion chỉ biên tập lại các ảnh để tạo ra phim. Trong bài tập này, các bạn cần thiết kết các ảnh vẽ bằng các chương trình thiết kế bản vẽ. Với thao tác di chuyển của nhân vật, các bạn phải vẽ rất nhiều ảnh. Ngoài ra còn chuẩn bị các ảnh ngoại cảnh, các files có trên đĩa CD đi kèm theo sách.
BÀI TẬP 14: TẠO HIỆU ỨNG SUNLIGHT.
Chúng ta sẽ tạo ra một hiệu ứng Sunlight (hiệu ứng ánh nắng mặt trời) cho một cảnh nền. Với sự kết hợp của 2 layers giống nhau cùng với các hiệu ứng trong mục Operator sẽ tạo ra hiệu ứng làm cho bạn cảm thấy bất ngờ.
BÀI TẬP 15: GHÉP HÌNH VÀ TẠO HIỆU ỨNG CHO TIÊU ĐỀ
Trong bài tập này, chúng ta sẽ thực hiện việc ghép một chủ đề ảnh động trên một phông nền màu xanh lên một ngữ cảnh khác kết hợp với việc tạo hiệu ứng cho cho tiêu đề sẽ tạo cho clip phim trở nên hấp dẫn hơn.
BÀI TẬP 16: TẠO ĐƯỜNG MASK CHO KHUNG HÌNH.
Cách tạo một đường mask trên khung hình của một layer. Đây là một thao tác rất cần thiết đối với công việc tạo đầu băng. Khi tạo một đường mask cho khung hình của layer xong, chúng ta sẽ làm cho mờ viền đường mask. Khi ấy đường mask sẽ trở nên bắt mắt hơn. Thao tác thật đơn giản nhưng hiệu quả cao.
BÀI TẬP 17: NHÓM HIỆU ỨNG OPERATOR.
Tìm hiểu cơ bản về một số hiệu ứng trong nhóm Operator. Những filters trong Combustion cung cấp cho bạn những chuyển cảnh đa dạng. Bạn có thể sắp xếp, lập mặt nạ và làm sống động những filters này, tạo nên một số Composite cuối cùng gần như vô tận.