Tác giả: Phạm Quang Hân - Phạm Quang Huấn - Phạm Quang Huy
Nhà xuất bản: Giao thông Vận tải
Giá bìa:136,000
Giá bán:136,000
Năm xuất bản: Quý I / 2005
Đây là tập 3 trong họ sách Làm kỹ xảo truyền hình chuyên nghiệp với Combustion. Sách gồm 22 chương được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, sẽ giúp cho bạn tiếp thu nhanh các chức năng cơ bản của các hiệu ứng và nâng cao kỹ năng thiết đặt các keyframe. Hướng dẫn các bạn thiết đặt tiêu đề và hiệu ứng, tạo biểu tượng và áp dụng hiệu ứng, sử dụng Filter, liên kết giữa Combustion và 3D Album, làm sống động văn bản… Sách không thể thiếu với những ai muốn tìm hiểu sâu trong làm phim quảng cáo.
Đây là tập 3 trong họ sách hướng dẫn sử dụng chương trình biên tập và làm kỹ xảo truyền hình chuyên nghiệp COMBUSTION. Sách biên soạn cho người chuyên nghiệp, các bạn nên dùng qua một chương trình biên tập phim nào rồi như: Premiere, Adobe After Effect, Boris v.v trước khi học họ sách này. Các bài tập được sắp xếp từ đơn đến phức tạp giúp bạn tiếp thu nhanh các chức năng cơ bản của các hiệu ứng và năng cao kỹ năng thiết đặt các keyframes. Với các hiệu ứng đơn giản nhưng chúng ta áp dụng vào đúng chủ đề sẽ tạo ra một hoạt cảnh hấp dẫn cho người xem. Các chương bài tập và lý thuyết xen kẻ nhau sẽ giúp cho các bạn có thể tham khảo lý thuyết và áp dụng ngay.
NỘI DUNG SÁCH: CHƯƠNG 1: THIẾT ĐẶT CHO TIÊU ĐỀ VÀ TẠO HIỆU ỨNG Cũng như các chương trình biên tập phim khác, việc tạo ra các tiêu đề và dùng các thủ thuật trong các cảnh phim là không thể thiếu cho cuốn phim. Trong bài tập này, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc thiết đặt cho một tiêu đề kết hợp với vùng mặt nạ (mask). Khi ấy, sẽ tạo ra một cảnh phim thật sự hấp dẫn cho người xem. CHƯƠNG 2: TẠO BIỂU TƯỢNG VÀ ÁP DỤNG HIỆU ỨNG Với các hiệu ứng trong bộ Operator và Particle của Combustion, chúng ta sẽ tạo ra một hoạt cảnh rất ấn tượng, mang một tính hiện thực cao. Trong bài tập tổng hợp này, các bạn sẽ thực hiện các thao tác cũng như những thủ thuật cơ bản về các hiệu ứng. Từ đó hiểu rõ hơn các tác dụng của các hiệu ứng. CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG FILTER Những filters trong Combustion cung cấp nhiều hình thức, cảm giác và những chuyển cảnh đa dạng. Bạn có thể sắp xếp, lập mặt nạ và làm sống động những filters này, tạo nên một số Composite cuối cùng gần như vô tận. CHƯƠNG 4: LIÊN KẾT GIỮA COMBUSTION VÀ 3D ALBUM Bài tập 4 sẽ hướng dẫn các bạn tạo đoạn phim với sự liên kết giữa Combustion và 3D Album. Khi đó đề án trở nên sinh động và lôi cuốn hơn. CHƯƠNG 5: LÀM SỐNG ĐỘNG VĂN BẢN Với tính linh hoạt của văn bản dưới dạng vector trong Combustion không chỉ cho phép làm động những tiêu đề mà còn tạo ra những kết cấu và những chuyển cảnh lộng lẫy đầy ấn tượng. CHƯƠNG 6: THIẾT ĐẶT CHO TIÊU ĐỀ Trong bài tập này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một đặc tính khá hay của toán tử Text. Việc tạo tiêu đề với toán tử Text khá dễ dàng, thiết đặt một đường di chuyển cho đối tượng tiêu đề. Các đối tượng tiêu đề sẽ di chuyển theo một đường Ellipse, đây là đặc tính khá quan trọng, có thể ứng dụng trong các đề án. CHƯƠNG 7: LÀM VIỆC VỚI BIT DEPTH Cấu trúc của Combustion hỗ trợ năm bit depths dành cho thông tin màu. Hãy sử dụng bit depth cao hơn khi làm việc với film để có thể điều khiển nhiều hơn chất lượng ảnh. CHƯƠNG 8: TẠO PHỐI CẢNH VÀ ÁP DỤNG HIỆU ỨNG Bài tập 8 sẽ hướng dẫn các bạn thiết kế một phối cảnh với sự hỗ trợ của toán tử Paint. Với một khung ảnh 2D chúng ta sẽ vẽ một phối cảnh để tạo ra một chiều sâu của khung cảnh, sau đó áp dụng hiệu ứng vào để tạo ra một phối cảnh dạng 3D ảo. CHƯƠNG 9: SỬ DỤNG DISCREET KEYER Keying là quy trình cô lập một vùng ảnh bằng cách chọn những pixels của một màu đặc trưng và làm cho những pixels đó trở nên trong suốt. Mặc dù có thể kéo một phím đơn giản bằng Linear Keyer, đôi khi cần điều khiển thạo hơn những bước khác nhau trong quy trình này. CHƯƠNG 10: SỬ DỤNG TRÌNH SỬA MÀU Sử dụng Color Corrector để sửa chữa những vấn đề với cảnh phim hoặc để thay đổi cảnh phim theo những hình thức tuỳ chỉnh. Phạm vi và thủ thuật của những điều chỉnh tiềm tàng này có thể đạt được kết quả sau cùng mỹ mãn nhất. CHƯƠNG 11: TÌM HIỂU VỀ TRACKING Tracker sẽ giúp cho chúng ta thực hiện các bước thiết đặt tưởng như không thể thực hiện như: Áp đặt một hiệu ứng lên một chủ để trong khung hình của một layer sao cho khi chủ đề di chuyển thì hiệu ứng cũng di chuyển theo. CHƯƠNG 12: TẠO KHUNG HÌNH TRONG VÙNG NHÌN 3D Trong bài tập này, chúng ta sẽ tạo ra một đề án với sự kết hợp 2 chương trình Ulead COOL 3D với Combustion. Trong Ulead COOL 3D, tạo một tiêu đề sau đó nhập vào chương trình Combustion và áp dụng hiệu ứng loại bỏ nền cho tiêu đề. Trong Combustion, sắp xếp các khung hình theo dạng 3D tạo cho người xem có cảm nhận về vùng nhìn 3D. CHƯƠNG 13: BỔ SUNG VÀ LOẠI BỎ HẠT Combustion bao gồm hai toán tử nhằm quản lý hạt trong những clip. Nó có thể bổ sung thêm hạt vào hoặc loại bỏ hạt ra khỏi những kênh RGB trong một hình ảnh bất kỳ bằng các toán tử Add Grain và Remove Grain. CHƯƠNG 14: LÀM VIỆC VỚI CAMERA Sử dụng những camera để xác định và "ghi " điểm nhìn của bạn để diễn hoạt. Để xem xét camera, thiết lập màn hình quan sát thành Camera View. Camera hoạt động giống như bất kỳ một đối tượng nào khác trong một 3D Composite. CHƯƠNG 15: BỔ SUNG CÁC HIỆU ỨNG ÁNH SÁNG Có thể sử dụng Lighting để bổ sung những hiệu ứng hiện thực và kết cấu vào những 3D Composite. Hiệu ứng mà ánh sáng hiện diện trên một layer phụ thuộc vào những đặc tính bề mặt của layer ấy trong chừng mực mà nó phụ thuộc vào loại, màu sắc và cường độ của ánh sáng. Khi ánh sáng chiếu sáng vào một layer thì nó được phản chiếu và hắt bóng trong cảnh phim. CHƯƠNG 16: BỔ SUNG ÂM THANH Với những khả năng âm thanh hỗn hợp của Combustion, có thể nhập âm thanh, liên kết âm thanh với những clips, liên kết âm thanh để đồng bộ hoá với một Composite và lưu âm thanh trong những vùng làm việc để tham chiếu và sắp xếp. CHƯƠNG 17: DIỄN HOẠT Sử dụng Render Queue để tạo nhiều kiểu cách diễn hoạt hình ảnh và âm thanh, những frames tĩnh và nhiều hơn nữa. Phân phối phiên diễn hoạt ngang qua mạng máy vi tính để loan báo hiệu suất. Một khi hoàn tất một dự án hoạt cảnh, phải diễn hoạt nó để tạo một đoạn phim hoặc một trình tự ảnh. CHƯƠNG 18: TẠO BIỂU THỨC Biểu thức là một công thức toán học sử dụng để làm sống động những đặc tính kênh riêng rẽ của những layers hoặc những toán tử. Việc làm sống động bằng những biểu thức có thể tiết kiệm nhiều thời gian, bởi vì có thể tạo một biểu thức cho một kênh và sử dụng cùng một biểu thức ấy cho những kênh khác sao cho những kênh khác sẽ tự động hoạt động có liên quan với kênh đầu tiên. CHƯƠNG 19: SỬ DỤNG VÀ THIẾT ĐẶT CHO ÁNH ĐÈN Ngoài các hiệu ứng về ánh sáng, Combustion còn có chức năng Light rất mạnh. Light là một loại đèn dùng trong Combustion, với Light hoạt cảnh của chúng ta trở nên hấp dẫn hơn. Có thể sử dụng các ánh đèn trong mục Light để áp dụng chiếu sáng các sân khấu. CHƯƠNG 20: HIỆU ỨNG SHINE VỚI COMBUSTION Trong bài tập này, chúng ta sẽ kết hợp một hiệu ứng bên ngoài với các hiệu ứng trong Combustion để hoạt cảnh của chúng ta trở nên sinh động hơn. Hiệu ứng được giới thiệu trong bài tập này là hiệu ứng Shine, một hiệu ứng ánh sáng rất hay và đẹp mắt. CHƯƠNG 21: HIỆU ỨNG FINAL AFTER EFFECT Trong chương này chúng ta sẽ giới thiệu một phiên bản mới của Final After Effects chạy trên nền Dicreet Combustion 3.0. Bộ hiệu ứng Final Effects là một Plug-in rất mạnh có thể chạy trên nền các chương trình biên tập phim như: Adobe Premiere 5.5 (4.2) (phiên bản Final After Effect AP), Adobe After Effect, Adobe Premiere Pro, Adobe Premiere Element... Ngoài ra bộ Final Efect này còn có thể chạy trên nền chương trình Dicreet Combustion 3.0 (phiên bản mới nhất của họ Combustion). Combustion chấp nhận bộ hiệu ứng Final Effects như một Plug-in riêng và nằm trong mục Operator. Với sự kết hợp với Plug-in Final Effects, Combustion sẽ làm cho đề án của chúng ta thêm phần sinh động và phong phú hơn. Từ đó sản phẩm của chúng ta sẽ trở nên bắt mắt với người xem hơn.
|