www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ĐỨC

Tác giả: Phạm Danh Môn
Nhà xuất bản: Từ điển bách khoa
Giá bìa:25,000
Giá bán:25,000
Năm xuất bản: Quý II / 2007

Trong sách, tất cả ví dụ mình hoạ, là từ, cụm từ, câu hay đoạn văn đều được dịch sang tiếng Việt để bạn không phải tra từ điển, tiết kiệm được nhiều thời gian quý báu; và cũng để bạn, nếu là người mới học tiếng Đức, sau khi đọc xong sách này, cùng với kiến thức chung về ngữ pháp và về động từ được nâng lên, sẽ có một vốn từ phong phú để ứng dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, cuốn sách này còn có thể dùng làm cẩm nang tra cứu về ngữ pháp tiếng Đức phần động từ.

Động từ là lớp từ quan trọng nhất và phức tạp nhất trong mọi ngôn ngữ. Lớp từ này quan trọng và phức tạp không chỉ do có số lượng lớn trong kho từ vựng, mà còn do có tần suất sử dụng cao, có nhiều phạm trù ngữ pháp phức tạp và có chức năng cú pháp quan trọng.
Động từ trong tiếng Đức có nhiều điểm khác biệt với động từ trong tiếng Việt vì tiếng Đức thuộc loại hình ngôn ngữ có biến đổi hình thái từ, trong khi tiếng Việt hoàn toàn không biến đổi hình thái từ. Nắm được đặc điểm từ pháp, cú pháp, cấu trúc của động từ, học tiếng  Đức sẽ tốt hơn, cũng như sẽ hiểu được về ngôn ngữ có biến đổi hình thái từ nói chung với những đặc điểm rất khác biệt với tiếng Việt.
Nội dung của cuốn sách này là mô tả, trình bày những kiến thức về mặt ngữ pháp của động từ trong tiếng Đức.
Trong sách, tất cả ví dụ mình hoạ, là từ, cụm từ, câu hay đoạn văn đều được dịch sang tiếng Việt để bạn không phải tra từ điển, tiết kiệm được nhiều thời gian quý báu; và cũng để bạn, nếu là người mới học tiếng Đức, sau khi đọc xong sách này, cùng với kiến thức chung về ngữ pháp và về động từ được nâng lên, sẽ có một vốn từ phong phú để ứng dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, cuốn sách này còn có thể dùng làm cẩm nang tra cứu về ngữ pháp tiếng Đức phần động từ.

MỤC LỤC
1. Định nghĩa và phân loại
Định nghĩa
Phân loại
Phân loại theo tiêu chuẩn cú pháp
Phân loại theo tiêu chuẩn ngữ pháp
Phân loại theo tiêu chuẩn từ pháp
Phân loại theo cấu trúc.
2. Phạm trù ngữ pháp của động từ
Ngôi và số
Thức và thì
Thể
Lối.
3. Phép chia động từ
Thì đơn giản
Thì phức.
4. Cách dùng các thức và các thì
Thức chỉ định
Thức mệnh lệnh
Thức giả định
Thức nguyên thể
Thức phân tử
Chức năng cú pháp của đông từ
Khả năng kết hợp của động từ.