www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM - Bắc Bình Vương

Tác giả: Phạm Minh Thảo
Nhà xuất bản: Văn hóa - Thông tin
Giá bìa:29,000
Giá bán:29,000
Năm xuất bản: Quý I / 2008

Nửa năm sau thế kỷ XVIII, nước Đại Việt bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền lực. Những trận huyết chiến kinh hoàng diễn ra trên hai bờ sông Gianh của hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn khiến dân chúng lâm vào tình cảnh điêu linh, khốn khổ. Xã hội Việt Nam thời ấy đang đứng trước một sự khủng hoảng, bế tắc nghiêm trọng. Nhìn lại lịch sử của thời gian này, các chúa Trịnh, bắt đầu từ thời Trịnh Giang cầm quyền đã đẩy đất nước vào cảnh rối loạn, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân như khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Hoàng Công Chất...

Nửa năm sau thế kỷ XVIII, nước Đại Việt bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền lực. Những trận huyết chiến kinh hoàng diễn ra trên hai bờ sông Gianh của hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn khiến dân chúng lâm vào tình cảnh điêu linh, khốn khổ. Xã hội Việt Nam thời ấy đang đứng trước một sự khủng hoảng, bế tắc nghiêm trọng. Nhìn lại lịch sử của thời gian này, các chúa Trịnh, bắt đầu từ thời Trịnh Giang cầm quyền đã đẩy đất nước vào cảnh rối loạn, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân như khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Hoàng Công Chất, "dân vác gậy vác bừa đi theo có đến hàng vạn người". Các cải cách sửa đổi về hành chính, kinh tế, võ bị thời Trịnh Sâm không đạt được kết quả gì lớn. Các cuộc chinh phạt Lê Duy Mật, Hoàng Công Chất và cuộc Nam chinh chống các chúa Nguyễn đã làm Bắc Hà suy kiệt, khốn cùng.
Ở phía Nam, cuộc đối đầu giữa chúa Nguyễn với tập đoàn Lê - Trịnh đang diễn ra đồng thời với một lực lượng mới nổi lên - lực lượng của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Nho giáo vốn được xem là nền tảng, là chỗ dựa tinh thần trong việc điều hành chính sự của các triều đại phong kiến thời kỳ này ngày càng suy thoái, sa sút. Tầng lớp quan lại sâu mọt không còn là niềm mong ước của những con người muốn lập thân bằng con đường làm quan, thi đỗ tài năng của mình để cứu nước, giúp đời. Một viên thượng thư dưới triều Lê - Trịnh, Tiến sĩ Ngô Trọng Khuê, khi về hưu đã hối hận viết: "tôi lúc nhỏ, lập chí sai lầm,theo đường cử nghiệp, trộm được đỗ làm nhục đường sĩ hoạn, biết vinh mà không biết nhục, biết tiến mà không biết thoái, lần lữa trên đường, kinh sợ đến 10 năm. Giềng mối tam cương quân thần, phụ tử tưởng là bất biến của đạo Nho đã bị cái tôi cá nhân tham vọng phá cho tan hoang. Hoàng Lê Nhất thống chí ghi lại phương châm xử thế của Nguyễn Trang khi trả lời Lý Trần Quản: "sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu thân. Tôi không thể để cho quan lớn làm lỡ việc đâu".
Trên nền tảng Nho giáo bị lung lay đến tận gốc và xã hội biến động, rối loạn, không còn trật tự kỷ cương, triều Tây Sơn hình thành Vương triều này tồn tại trong một khoảng thời gian quá ngắn ngủi, chỉ trong 24 năm, từ 1778 đến 1802 nhưng đã để lại một chấm son rạng rỡ với tên tuổi lừng lẫy của một người anh hùng cái thế - Nguyễn Huệ - mà công nghiệp đầy vinh quang, hiển hách của ông nếu không bị chậm đứng bởi cái chết phũ phàng thì có lẽ lịch sử Việt Nam đã chuyển sang một trang sử mới vinh quang, xán lạn.
Nhân định về triều Tây Sơn, có thể thấy, triều Tây Sơn tồn tại một thời gian quá ngắn và không có một cuốn sử chính thức nào do quốc sử quán soạn ra như các triều đại phong kiến khác. Nói tới triều Tây Sơn chủ yếu người ta thường nhắc đến Nguyễn Huệ nhưng do ông mất quá sớm, triều đại của ông lại bị Nguyễn Ánh cố công xoá nhoà mọi ảnh hưởng, mọi dấu vết nên chiều chuyện xoáy quanh đời tư của ông lắm khi chỉ mang tính phỏng đoán. Các sử gia hiện đại đã cố lần theo các dấu tích, các ghi chép để tái tạo lại chân dụng của một vị anh hùng có công lao rất lớn với lịch sử dân tộc. Đời tư của ông mặc dù còn nhiều điều đang bị bao phủ sau bức màn thời gian nhưng những chiến công oanh liệt của ông, hành trang của ông dần dần được thu thập lại thông qua các ghi chép rải rác của một số quan lại triều Tây Sơn, qua các gia phủ của một số dòng tộc, thậm chí qua các thư tịch cảu triều Thanh và không kém phần quan trọng là qua sự truyền khẩu của dân chúng, qua dã sử ở một số miền mà ông đã đi qua.