Tác giả: Võ Nghĩa. Trần Quang Vinh Nhà xuất bản: Khoa học kỹ thuật Giá bìa:90,000 Giá bán:90,000 Năm xuất bản: Quý III / 2008
Nếu chọn lựa kỹ thuật đo đúng đắn, lắp đặt tốt thì có thể loại trừ được sự ỳ trệ do các nhân tố của điều kiện phản xạ và các sai sót mà con người có thể gặp phải. Điều đó cho phép tăng độ nhạy và độ chính xác của quá trình đo. Ngoài ra kỹ thuật đo lường được dùng trong việc theo dõi hoạt động của các thiết bị máy móc còn mang ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm an toàn cho con người và thiết bị máy móc...
Trong thời đại của chúng ta với cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật vũ bão thì Kỹ thuật đo lường nói chung là nhân tố quyết định cho quá trình nghiên cứu và sản xuất. Cho đến nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã ở giai đoạn thay thế cho các quá trình lao động chân tay bằng các quá trình sản xuất tự động hoá một phần hoặc toàn phần. các máy móc làm việc hoàn toàn tự động cho khả năng giảm lao động trong quá trình sản xuất và làm tăng nhảy vọt năng suất lao động. Con người không gắn liền với máy móc, thiết bị mà chỉ đóng vai trò kiểm tra và hiệu chỉnh khi cần thiết. Quá trình sản xuất tự nó tiến hành nhờ có sự kiểm tra, điểu khiển và điều chỉnh được thực hiện tự động. Đó thực chất là một quá trình đo lường liên tục. Con người ở đây chỉ làm nhiệm vụ quan sát trông coi và giải quyết các hư hỏng gặp phải. Nhiều máy móc thiết bị đo hiện đại, tổng hợp được sử dụng trong các ngành công nghiệp nhằm giải quyết các quá trình kiểm tra, điều chỉnh và điều khiển đó. Như vậy quá trình sản xuất tự động hoá càng phát triển thì phạm vi hoạt động của kỹ thuật đo lường lại càng trở nên rộng rãi. Nếu chọn lựa kỹ thuật đo đúng đắn, lắp đặt tốt thì có thể loại trừ được sự ỳ trệ do các nhân tố của điều kiện phản xạ và các sai sót mà con người có thể gặp phải. Điều đó cho phép tăng độ nhạy và độ chính xác của quá trình đo. Ngoài ra kỹ thuật đo lường được dùng trong việc theo dõi hoạt động của các thiết bị máy móc còn mang ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm an toàn cho con người và thiết bị máy móc.
Mục lục: Lời nói đầu Chương 1: Quá trình đo lường trong kỹ thuật Cơ sở của kỹ thuật đo lường Thí nghiệm động cơ đốt trong Chương 2: Đo áp suất Khái niệm chung Đơn vị đo áp suất Các khái niệm áp suất Phương pháp và thiết bị đo áp suất Phương pháp lắp đặt áp kế để đo áp suất Chương 3: Đo nhiệt độ Khái niệm cơ bản Thiết bị đo nhiệt độ Lắp đặt thiết bị đo nhiệt độ Hiệu chỉnh và kiểm tra thiết bị đo nhiệt độ Đo nhiệt độ trong động cơ đốt trong Chương 4: Đo số vòng quay, mômen và công suất Khái niệm chung Đo số vòng quay Đo mômen và công suất Đo công suất động cơ đốt trong Chương 5: Đo khối lượng và đo lưu lượng của dòng chảy Các định nghĩa về thể tích, khối lượng, trọng lượng và lưu lượng Phương pháp và thiết bị để xác định thể tích và khối lượng Phương pháp và thiết bị đo để xác định lưu lượng Chương 6: Xác định các tính chất của nhiên liệu Nhiệt trị của nhiên liệu Xác định trị số octan Xác định trị số xetan Chương 7: Phân tích khí Khái niệm chung Lấy khí để phân tích Phương pháp phân tích khí Các thiết bị tiêu chuẩn xác định thành phần khí thải Chương 8: Thiết bị chỉ thị Khái niệm Công dụng của đồ thị công Kết cấu của dụng cụ chỉ Chương 9: Kỹ thuật đo quang học Khái niệm Phương pháp nội soi cổ điển Kính quang phổ phát xạ Phương pháp laser quang học Phụ lục