www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI (Tái bản lần thứ 3, có sửa chữa bổ sung toàn diện)

Tác giả: TS . Nguyễn Minh Kiều
Nhà xuất bản: Lao động Xã hội
Giá bìa:575,000
Giá bán:575,000
Năm xuất bản: Quý I / 2012

Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán...

Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự quan tâm và ưa thích đặc biệt đối với quyển: "Nghiệp Vụ Ngân Hàng Hiện Đại" của tác giả Nguyễn Minh Kiều ở chỗ nội dung sách phong phú bao quát hầu hết các nghiệp vụ chính yếu của ngân hàng thương mại, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Về phong cách, bạn đọc rất thích thú với văn phong đơn giản, mạch lạc, dễ đọc và dễ hiểu mà tác giả đã sử dụng xuyên suốt từ chương đầu đến chương cuối của quyển sách. Gần đây, tình hình thị trường tài chính và hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và ký nhiều hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Tương tự, tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ngày càng phát triển và hoạt động sôi động với hai trung tâm giao dịch chứng khoán ở TPHCM và Hà Nội cũng như số lượng các công ty chứng khoán và các công ty niêm yết trên thị trường gia tăng không ngừng. Trong hoàn cảnh như vậy, việc học tập và nghiên cứu các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhất là các nghiệp vụ hiện đại như đầu tư tài chính, giao dịch và công cụ phát sinh trên thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối, và nghiệp vụ ngân hàng điện tử... ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Đứng trước nhu cầu mới, đòi hỏi quyển "nghiệp vụ ngân hàng" của tác giả Nguyễn Minh Kiều cần gấp rút đựơc tái bản lần thứ hai với những nội dung bổ sung và cập nhật mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng tăng của nhiều sinh viên và nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán.
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động ngân hàng vì khái niệm này đã được định nghĩa trong luật ngân hàng Nhà Nước, cũng do Quốc hội khoá X thông qua cùng ngày. Luật ngân hàng Nhà nước định nghĩa: hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Mặc dù luật đã định nghĩa như trên nhưng thực tế cho thấy nhiều sinh viên cảm thấy lúng túng và khó khăn khi phân biệt NHTM với các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là quỹ tiết kiệm Bư điện. Do vậy, cần có sự so sánh để làm nổi bật sự khác biệt này.
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng thương mại có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết "đầu vào" của ngân hàng.
Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương  lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.
Ngày nay, giữa các ngân hàng thương mại và khách hàng doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác có mối quan hệ gắn bó, theo đó ngân hàng vừa cung cấp dịch vụ ngân hàng vừa thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Cụ thể ngân hàng thương mại nhận chi trả tiền lương trực tiếp cho nhân viên làm việc ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác thông qua dịch vụ ghi có trực tiếp. Bằng việc ghi có trực tiếp tiền lương vào tài khoản của khách hàng mở ở ngân hàng. NHTM đồng thời thực hiện luôn nghiệp vụ huy động vốn.


Mục Lục:
Lời nhà xuất bản
Lời tác giả và những thay đổi trong lần xuất bản này
Phần 1: Tổng quan về hoạt động của NHTM
Chương 1: Chức năng và hoạt động của ngân hàng thương mại
Chương 2: Đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại
Câu hỏi ôn tập
Phần 2: Nghiệp vụ huy động vốn
Chương 3: Nghiệp vụ huy động tiền gửi
Chương 4: Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá
Phần 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Chương 5: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM
Chương 6: Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp
Chương 7: Phân tích tín dụng và quyết định cho vay
Chương 8: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Chương 9: Thẩm định và quyết định cho vay trung và dài hạn
Chương 10: Nghiệp vụ cho thuê tài sản
Chương 11: Nghiệp vụ bao thanh toán – Factoring
Chương 12: Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác dành cho doanh nghiệp
Chương 13: Nghiệp vụ bảo lãnh
Phần 4: Nghiệp vụ đầu tư và kinh doanh chứng khoán
Chương 14: Tổng quan về hoạt động đầu tư của NHTM
Chương 15: Nghiệp vụ đầu tư vào các doanh nghiệp
Chương 16: Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Chương 17: Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Chương 18: Nghiệp vụ kinh doanh tài chính phái sinh
Phần 5: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Chương 19: Những vấn đề căn bản về kinh doanh ngoại hối
Chương 20: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Chương 21: Nghiệp vụ kinh doanh vàng
Phần 6: Các nghiệp vụ quản lý rủi ro
Chương 22: Nhận dạng các loại rủi ro
Chương 23: Nghiệp vụ các loại rủi ro tín dụng
Chương 24: Nghiệp vụ các loại rủi ro lãi suất
Chương 25: Nghiệp vụ các loại rủi ro tỷ giá
Phần 7: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền
Chương 26: Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền trong nước
Chương 27: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế
Phần 8: Các nghiệp vụ ngân hàng khác
Chương 28: Nghiệp vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân
Chương 29: Nghiệp vụ ngân hàng điện tử
Chương 30: Nghiệp vụ kinh doanh bất động sản