www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


THẾ MÀ LÀ NGHỆ THUẬT Ư?

Tác giả: Cynthia Freeland - Dịch giả: Như Huy
Nhà xuất bản: Tri thức
Giá bìa:64,000
Giá bán:64,000
Năm xuất bản: Quý I / 2009

Cuốn sách “thế mà là nghệ thuật ư?” của Cynthia Freeland nhìn một cách nào đó, chính là một trong những thực hành thuộc mô hình giáo dục xã hội hoá nghệ thuật. Trong suốt hơn 200 trang sách, ngắn gọn và cô đọng, được viết với một văn phong trong sáng và thông tuệ, cả một lịch sử dài các khái niệm về nghệ thuật, không chỉ của riêng phương Tây, mà còn từ phương Đông, đã được điểm qua và phân tích...

Cuốn sách “thế mà là nghệ thuật ư?” của Cynthia Freeland nhìn một cách nào đó, chính là một trong những thực hành thuộc mô hình giáo dục xã hội hoá nghệ thuật. Trong suốt hơn 200 trang sách, ngắn gọn và cô đọng, được viết với một văn phong trong sáng và thông tuệ, cả một lịch sử dài các khái niệm về nghệ thuật, không chỉ của riêng phương Tây, mà còn từ phương Đông, đã được điểm qua và phân tích.
Qua cuốn sách, người đọc chúng ta sẽ có một cái nhìn rõ ràng và có lẽ sẽ phần nào được cắt nghĩa rằng, khái niệm về nghệ phẩm và nghệ thuật, theo thời gian, đã phát triển để không chỉ còn là một khái niệm thuộc về cái Đẹp, khơi gợi thẩm mỹ, mà còn là một công cụ nhận thức, qua đó, phản chiếu các biến cố, các thông điệp xã hội, chính trị của nghệ sỹ.
Một đặc điểm của cuốn sách này là, khi đề cập tới sự phát triển của các khái niệm ấy trong những hệ thống lý thuyết đóng - mà còn liên đới chung tới các hệ thống ngoại vi về mặt xã hội và chính trị, song có quan hệ chặt chẽ tới sự hình thành và khai triển các khái niệm ấy, trong đó có hệ thống các định chế nghệ thuật – như bảo tàng và các bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân, hoặc hệ thống các khái niệm và biến cố về chính trị, khoa học, xã hội – như sự phát triển của ngành khoa học nhận thức, của Nữ quyền luận, của quan điểm Hậu Thực dân, v.v... Nói cách khác, bằng một tiếp cận mang tính nhân học, cuốn sách này đã liên đới nghệ thuật với tất cả những yếu tố ngoại vi mà nó cho là có tác động tương tác tới những cuộc chuyển hoá của chính khái niệm nghệ thuật.
- “Tôi chưa từng thấy một tác phẩm nào uyển chuyển và tự tin đến thế, khi dấn bước vào các vùng chiến địa của nghệ thuật và xã hội ngày nay như tác phẩm này” – Arthur. C. Danto
- “Thật là một cảm giác khoan khoái và thoả mãn sâu sắc... với giọng điệu lôi cuốn và đầy nhiệt huyết, Freeland đã tận tình chỉ dẫn cho người đọc, chưa nói đến cách tổ chức các ví dụ hấp dẫn đến kinh ngạc giúp minh hoạ và làm sinh động sự tường giải của bà” – Don Bacigalupi, giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật San Deigo

MỤC LỤC
Vài lời của người dịch
Lời cảm ơn
Danh mục phụ bản màu
Danh mục phụ bản đen trắng
Dẫn nhập
Chương 1: Máu và cái đẹp
Chương 2: Các hệ hình và mục đích
Chương 3: Các giao cắt văn hoá
Chương 4: Tiền bạc, thị trường, bảo tàng
Chương 5: Giới tính, thiên tài và các Nữ du kích
Chương 6: Nhận thức, sáng tạo, thấu tỏ
Chương 7: Số hoá và sự truyền bá
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Đọc thêm
Bảng chỉ mục