www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


MÊNH MÔNG CHẬT CHỘI

Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà xuất bản: Tri thức
Giá bìa:76,000
Giá bán:76,000
Năm xuất bản: Quý I / 2009

Là cuốn tiểu luận-phê bình thứ tư trong đời văn của tác giả, cuốn sách "Mênh mông chật chội"… được chọn và tập hợp từ những bài viết riêng lẻ chưa đưa vào sách trong mươi năm trở lại đây, gồm một số cụm bài chính sau: Cụm bài tùy bút, cụm bài tiểu luận-phê bình, các cụm bài phản ánh hoạt động nghiên cứu của tác giả trong mươi năm gần đây mà xu hướng chung là tìm tòi, bổ sung cho những thiếu hụt về diện và về điểm trong sự nhận biết về văn học Việt Nam thế kỷ 20...

Là cuốn tiểu luận-phê bình thứ tư trong đời văn của tác giả, cuốn sách "Mênh mông chật chội"… được chọn và tập hợp từ những bài viết riêng lẻ chưa đưa vào sách trong mươi năm trở lại đây, gồm một số cụm bài chính sau:
− Cụm bài tùy bút, trong đó tác giả trình bày những cảm nghĩ, trải nghiệm về không gian đô thị Hà Nội ở các khía cạnh văn hóa, nghệ thuật trong tương quan với đời sống con người, từ hoa cỏ đến cây cối, phố cổ và phố cũ, dòng sông với nhà cửa, phố xá, dinh thự,… đồng thời cũng nêu ý kiến với các giới quản lý và chuyên gia cũng như mỗi người dân về những điều cần làm trong tu bổ tôn tạo, nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị của những không gian đã thành truyền thống trên địa bàn Hà Nội.
− Cụm bài tiểu luận-phê bình, đề cập những vấn đề đang đặt ra trước mắt và lâu dài đối với văn hóa, giáo dục, văn nghệ Việt Nam, từ những vấn nạn của việc ồ ạt đào tạo sau đại học, những vấn đề của phê bình văn nghệ, của tổ chức hội đoàn văn nghệ, của cơ cấu ngành xuất bản, v.v… trước nhu cầu xã hội hóa thật sự các lĩnh vực này, để có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Với những bài viết này, tác giả có lúc đã từng gây tranh luận trên báo chí, và có thể cũng còn gây tranh luận, với cuốn sách này.
Những bài viết của nhà phê bình Lại Nguyên Ân về các sáng tác của các nhà văn: Tô Hoài, Võ Thị Hảo, Đồng Đức Bốn … ngay khi các sáng tác ấy vừa ra mắt, trong tập sách này, có thể cũng đã hoặc sẽ gây hiệu ứng như vậy.
− Các cụm bài phản ánh hoạt động nghiên cứu của tác giả trong mươi năm gần đây mà xu hướng chung là tìm tòi, bổ sung cho những thiếu hụt về diện và về điểm trong sự nhận biết về văn học Việt Nam thế kỷ 20. Từ việc tìm hiểu ở khía cạnh lý thuyết đối với phạm trù chủ nghĩa hiện đại, tác giả vận dụng phân tích các hiện tượng từ gần đến xa, như việc tranh luận về thơ Nguyễn Đình Thi năm 1949 ở Việt Bắc, xung quanh việc Nguyễn Bính làm báo “Trăn hoa”, ảnh hưởng thơ Tinh huyết của Bích Khê vào hướng phát triểnThơ Mới… Tác giả đưa người đọc trở lại với những hiện tượng bị quên lãng, từ nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa đến nhà phê bình Lê Thanh, hay mảng tiểu luận của nhà thơ Đông Hồ, hoặc tờ tuần báo “Bắc Hà” ở giữa Hà Nội, hoặc cả một cuộc thảo luận về việc soạn sách giáo khoa tiếng Việt ở báo chí Sài Gòn hồi 1929-30, v.v…
− Điểm nhìn chăm chú của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân là nhắm vào hai tác gia: Vũ Trọng Phụng và Phan Khôi. Trong tập sách này, mỗi bài viết chỉ soi rọi một điểm, một nét nào đó, nhưng là soi kỹ, soi chậm, đem lại cho bạn đọc hôm nay những điều nhận biết mới mẻ, thú vị về cuộc đời và văn nghiệp của hai tác gia này, − hai tác gia đã và vẫn đang là đối tượng tìm hiểu nghiên cứu biên khảo  trong các công trình sắp tới của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân. 
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Mục lục
Lời dẫn
Thăng Long-Hà Nội, một không gian cho những cấu tứ thơ văn
Tùy bút về không gian Hà Nội  
Tản mạn về cây trong phố        
Mênh mông chật chội, chật chội mênh mông     
45 phút xuất thần của ý thức văn học    
Vẫn trong vũ điệu của cái bô!   
Nhìn thẳng vào thực trạng        
Phê bình văn nghệ và đời sống xã hội    
Việc lớn trước mắt: chuyển các Hội Văn học nghệ thuật về đời sống dân sự      
Vẫn ăn bám thì không thể sống khỏe    
Tiểu thuyết và lịch sử   
Nhân đọc tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài         
“Nhà quê” và thơ lục bát          
Một số vấn đề xung quanh phạm trù chủ nghĩa hiện đại 
Dấu hiệu “xung đột trường phái” trong cuộc tranh luận về thơ Nguyễn Đình Thi (Việt Bắc, 1949)           
Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)         
Tập thơ Tinh huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ Mới    
Lê Thanh (1912-1944) nhà phê bình và nghiên cứu văn học     
Công việc văn bản học đối với văn học Quốc ngữ        
Đào hoa mộng ký trong quan hệ với Truyện Kiều         
Đi tìm những tác phẩm đầu tay của Vũ Trọng Phụng     
Giới thiệu Vẽ nhọ bôi hề, một sưu tập tác phẩm Vũ Trọng Phụng của một nhà Việt học nước ngoài       
Về công tác tư liệu và văn bản trong việc xuất bản và nghiên cứu di sản của ngòi bút Vũ Trọng Phụng   
Vài tư liệu về việc Vũ Trọng Phụng bị gọi ra tòa năm 1932       
Chuyện phê bình sách Giông tố hay là: Vũ Trọng Phụng và hai tờ báo ở Sài Gòn 1937  
Tìm thấy lại bản in lần đầu (1937)
tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng          
Một tờ tuần báo, mấy nhóm thơ văn     
Một cuốn truyện bị quên lãng suốt 70 năm qua 
Đông Hồ bàn về quốc văn       
Một cuộc thảo luận về sách giáo khoa tiếng Việt trên báo chí Sài Gòn 1929-1930        
Phan Khôi và cuộc thảo luận sử học năm 1928 trên Đông Pháp thời báo          
Liệu có thể xem Phan Khôi (1887-1959) như một tác gia văn học Quốc ngữ Nam Bộ?
Một cách lý giải về sự học và về tình thầy trò    
Suy nghĩ từ hành trình khai quật quá khứ