www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


CHUYẾN BAY FRANKFURT

Tác giả: Agatha Christie, Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Nhà xuất bản: Văn hóa - Thông tin
Giá bìa:33,000
Giá bán:33,000
Năm xuất bản: Quý I / 2007

 ...Trong truyện của Agatha thường có nhiều giả thiết, nhiều nhân vật tình nghi của mỗi vụ giết người. Và bằng khả năng suy đoán, biện luận, quan sát thông qua các nhân vật điều tra, Agatha cứ bóc dần từng giả thiết để cuối cùng đi đến kẻ sát nhân đích thực: Chuyến bay Frankfurt cũng là một tác phẩm tiêu biểu của bà với những tình tiết không kém phần hấp dẫn...

Agatha đã được những người yêu văn học trinh thám thế giới mệnh danh là "nữ hoàng tội ác" hay "nữ hoàng truyện trinh thám" bởi các vụ án phức tạp, khó hiểu và căng thẳng từ đầu đến cuối mà bà đã "giải quyết". Với phong cách viết thông minh, chọn những tình tiết đắt và mức độ căng thẳng tăng dần, truyện của Agatha thường gây tò mò và cuốn hút người xem từ đầu đến trang cuối - một tiêu chí để đánh giá sự thành công của một tác phẩm trinh thám.
Các vụ án mà Agatha đưa vào thường xoay quanh các mối quan hệ tình cảm phức tạp (Vụ giết người trong toà giám mục, Cái chết trên sông Nile) hay xuất phát từ một vụ án thực tế (Vụ giết người trên chuyến tàu tốc hành phương Đông). Trong truyện của Agatha thường có nhiều giả thiết, nhiều nhân vật tình nghi của mỗi vụ giết người. Và bằng khả năng suy đoán, biện luận, quan sát thông qua các nhân vật điều tra, Agatha cứ bóc dần từng giả thiết để cuối cùng đi đến kẻ sát nhân đích thực: Chuyến bay Frankfurt  cũng là một tác phẩm tiêu biểu của bà với những tình tiết không kém phần hấp dẫn.
“- Giáo sư Shoreham hiện sống tại Scotland, nhưng bị liệt nửa người, đi và nói hết sức khó khăn. Vậy theo Giáo sư, ‘Kế haọch B’ là có thật?
- Đúng thế và Shoreham rất tha thiết với nó.
- Giáo sư Shoreham có kể với ông về cái ‘Kế hoạch B’ đó không ạ?
- Ông ta có nói sơ qua, với tôi và với một số đồng nghiệp, vào thời gian đầu, lúc ông ấy mới bắt tay vào nghiên cứu. Nhưng… Theo tôi đoán, cô không phải nhà khoa học?
- Vâng, tôi chỉ là…
- Là nhân viên điều tra, tôi đoán thế. Và tôi hi vọng cô đến đây với thiện ý. Hồi đó tất cả chúng tôi đã hi vọng sẽ thấy một phát minh thần diệu… Nhưng tôi không tin là cô có thể rút ra điều gì từ cái ‘Kế hoạch B’ ấy.
- Tại sao? Ông đã nói rằng giáo sư Shoreham đã bỏ ra rất nhiều công sức nghiên cứu nó. Và đó phải là một phát minh vĩ đại, có đúng như vậy không, thưa giáo sư?
- Một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi này và tôi thấy không có cái gì vướng mắc. Nhưng rồi lại xảy ra những trở ngại. Công việc nghiên cứu tiến triển rất tốt cho đến lúc đột nhiên Shoreham vấp phải một khó khăn bất ngời, gần như không thể khắc phục nổi. Thế là ông ấy buông tay.
- Cụ thể là thế nào?
- Shoreham đốt hết mọi công thức, mọi tính toán, cả mọi sổ tay ghi chép của ông ấy nữa. Sau đấy ba tuần lễ thì Shoreham bị tai biến. Tôi rất tiếc, nhưng tôi không thể giúp gì cho cô được. Tôi không biết gì về những chi tiết của công trình nghiên cứu đó, chỉ biết ý đồ tổng quát…”