Tác giả: Tô Thanh Hải (Chủ biên), Phương Lan (Hiệu đính)
Nhà xuất bản: Lao động Xã hội
Giá bìa:52,000
Giá bán:52,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2008
Cuốn sách này là một trong những cẩm nang nhằm giúp các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng phần mềm nguồn mở vào phục vụ mục tiêu tin học hóa, từng bước hoàn thành lộ trình chuyển sang công nghệ phần mềm nguồn mở của mình...
Trong những năm gần đây, phần mềm nguồn mở là lĩnh vực được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đầu tư, phát triển và ứng dụng. Ở Việt Nam, các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này đã và đang diễn ra khá phổ biến. Ở phạm vi rộng là những hội thảo về phần mềm nguồn mở mang tầm quốc gia, sự ra đời của cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam; ở phạm vi hẹp là các website, các diễn đàn… Nhiều công ty cũng đã tập trung nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm như Việt hóa hệ điều hành Linux (một hệ điều hành tương tự Windows nhưng có mã nguồn mở), Việt hóa các ứng dụng phần mềm nguồn mở, phát triển các sản phẩm chạy đa nền: mã nguồn đóng và mã nguồn mở. Với sức ép của chi phí về bản quyền đối với các phần mềm thương mại, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phần mềm nguồn mở như một giải pháp thay thế. Tuy nhiên, vấn đề mà các tổ chức và doanh nghiệp gặp phải chính là sự khó khăn khi cài đặt các phiên bản hệ điều hành Linux cũng như sử dụng các phần mềm mã nguồn mở trên đó. Người dùng cảm thấy rất khó thích nghi và có xu hướng quay trở lại với Windows cùng những ứng dụng quen thuộc của mình. Với sự ra đời và những ưu điểm vượt trội của Ubuntu Linux, mọi thứ gần như đã thay đổi. Chúng ta không còn phải chăm chú với màn hình dòng lệnh để cài đặt và thực thi ứng dụng. Tất cả hầu như được hoàn thành với chỉ một thao tác duy nhất – “click” (nhấp chuột). Sự đơn giản trong cài đặt và sử dụng hệ thống đã làm cho Ubuntu ngày càng dễ dàng đi vào lĩnh vực máy tính để bàn và trở thành đối thủ ngang tầm với Windows XP, Vista và Mac Leopard. Từng bước làm chủ Ubuntu Linux gồm 12 chương, gắn liền với phiên bản Ubuntu-8.04 LTS (Long Term Support). Cuốn sách này là một trong những cẩm nang nhằm giúp các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng phần mềm nguồn mở vào phục vụ mục tiêu tin học hóa, từng bước hoàn thành lộ trình chuyển sang công nghệ phần mềm nguồn mở của mình.
MỤC LỤC Chương 1: Cài đặt Ubuntu 1. Giới thiệu về hệ điều hành Ubuntu 2. Download và tạo đĩa CD cài đặt Ubuntu 3. Cài đặt Ubuntu như một ứng dụng trên Windows 4. Cài đặt Ubuntu độc lập 5. Cài đặt đa hệ điều hành trên cùng một máy 6. Kết chương Chương 2: Xử lý công việc văn phòng trên Ubuntu 1. Bộ gõ tiếng Việt xvnkb 2. Bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org 3. Bổ sung font Unicode 4. Sử dụng máy in 5. Kết chương Chương 3: Giải trí đa phương tiện 1. Giới thiệu về đa phương tiện trên Ubuntu 2. Thưởng thức âm nhạc với Rhythmbox Music Player 3. Totem Movie Player 4. Ghi đĩa CD/DVD nhạc và dữ liệu với Brasero 5. Ripping nhạc từ đĩa CD với Audio CD Extractor 6. Tiện ích thu âm Sound Recorder 7. Kết chương Chương 4: Kết nối internet 1. Giới thiệu 2. Kết nối Internet với modem ADSL 3. Kết nối Internet với modem quay số 4. Kết chương Chương 5: Cài đặt các chương trình Antivirus trên Ubuntu 1. Giới thiệu 2. ClamAV Antivirus 3. AVG Antivirus Free 4. Avast! Antivirus 5. Kết chương Chương 6: Trao đổi thông tin với Ubuntu 1. Giới thiệu 2. Làm việc cộng tác với Skype 3. Chat với Pidgin Internet Messenger 4. Quản lý Email với Thunderbird 5. Quản lý Email với Evolution 6. Sử dụng trình duyệt Firefox 7. Kết chương Chương 7: Từ điển Stardict trên Ubuntu 1. Giới thiệu 2. Cài đặt StarDict 3. Bổ sung các thể loại từ điển vào StarDict 4. Sử dụng StarDict 5. Bổ sung chức năng phát âm vào StarDict 6. Kết chương Chương 8: Lập bản đồ tư duy 1. Giới thiệu 2. Cài đặt FreeMind 3. Sử dụng FreeMind 4. Các tính năng mở rộng 5. Kết chương Chương 9: Phát triển ứng dụng Java trên Ubuntu 1. Giới thiệu 2. Cài đặt NetBeans IDE 3. Xây dựng ứng dụng Java với NetBeans IDE 4. Thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL 5. Quản trị PostgreSQL với pgAdmin III 6. Kết chương Trương 10: Kết nối Ubuntu vào hệ thống mạng Windows 1. Giới thiệu 2. Kết nối Ubuntu và Windows vào Workgroup 3. Chia sẻ tài nguyên giữa Ubuntu và Windows trên Workgroup 4. Kết nối Ubuntu vào Domain Windows Server 2003 5. Chia sẻ tài nguyên giữa Ubuntu và Windows trên Domain 6. Mạng Wireless trên Ubuntu 7. Kết chương Chương 11: Quản trị hệ thống Ubuntu 1. Giới thiệu 5. Quản trị hệ thống 6. Một số lệnh thường dùng 7. Kết chương Chương 12: Phiên bản Ubuntu dành cho máy chủ 1. Giới thiệu về Ubuntu phiên bản dành cho máy chủ 3. Xây dựng DHCP Server trên Ubuntu 4. Xây dựng Web Application Server trên Ubuntu 5. Kết chương
|