Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà xuất bản: Tri thức
Giá bìa:116,000
Giá bán:116,000
Năm xuất bản: Quý I / 2009
Cha đẻ của thuyết Lượng tử, người đã mang lại "ánh sáng" cho thế giới vi mô, cũng như Newton đã từng mang lại ánh sáng cho thế giới vĩ mô, chính là nhà Vật Lý học Max Planck, khi ông khám phá rằng ở cấp vi mô sự trao đổi năng lượng không diễn ra liên tục mà rời rạc theo từng gói tí hon được gọi là "lượng tử". Khám phá này - cùng với khám phá về bản chất lưỡng tính "sóng lẫn hạt" của ánh sáng 5 năm sau đó của Einstein - chính là những tiên đề nền tảng cho cuộc cách mạng lượng tử...
Năm 2008 đã đến với chúng ta bằng một sự kiện quan trọng trong giới khoa học. Đó là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 của Max Planck, người khai sáng thuyết Lượng tử. Cha đẻ của thuyết Lượng tử, người đã mang lại "ánh sáng" cho thế giới vi mô, cũng như Newton đã từng mang lại ánh sáng cho thế giới vĩ mô, chính là nhà Vật Lý học Max Planck, khi ông khám phá rằng ở cấp vi mô sự trao đổi năng lượng không diễn ra liên tục mà rời rạc theo từng gói tí hon được gọi là "lượng tử". Khám phá này - cùng với khám phá về bản chất lưỡng tính "sóng lẫn hạt" của ánh sáng 5 năm sau đó của Einstein - chính là những tiên đề nền tảng cho cuộc cách mạng lượng tử. Thuyết Lượng tử cũng cho phép con người chế tạo được những máy móc có kích thước của phân tử, mở ra một kỷ nguyên cho máy móc và vật liệu mà con người chưa từng biết đến - công nghệ nano - được tiên đoán bởi Richard Feynman trong một bài thuyết trình nổi tiếng có tính chất tiên tri There’s Plenty of Room at the Bottom năm 1959 trước cử tọa của American Physical Society. Ông tự hỏi làm sao có thể nhét hết bộ Encyclopaedia Britannica vào đầu của một cây kim, cho rằng với thuyết Lượng tử không có gì ngăn cấm sự chế tạo các máy móc có kích cỡ của phân tử cả. Ngày nay, thuyết Lượng tử, không những là nền tảng của vật lý và thiên văn hiện đại, hóa học và sinh học, mà còn đưa đến hai cuộc cách mạng máy tính và sinh học phân tử. Không những thế, nó sẽ có thể thực hiện những cuộc hợp phối giữa những cuộc cách mạng đó đầy lý thú. Một "tương lai lượng tử" hứa hẹn đang chờ đợi. Nói tóm lại, thuyết Lượng tử sẽ thâm nhập cũng như làm nảy sinh ra những công nghệ đỉnh cao, cách mạng nhất của thế kỷ 21 và cả trong ba cuộc cách mạng khoa học vĩ đại của nhân loại. Thuyết Lượng tử và Tương đối, nói chung khoa học tự nhiên cùng với những tiến bộ cách mạng của thế kỷ 20 đã thay đổi sâu sắc nhận thức của con người về thế giới, thay đổi còn sâu sắc hơn gấp bội đời sống vật chất con người. Phân nửa GDP của các nước phát triển xuất phát từ kết quả của những nghiên cứu cơ bản. Các quốc gia trên thế giới có lúc ngủ quên, nhưng có lúc cũng phải giật mình trước những sự kiện bàng hoàng diễn ra trước mắt có thể trở thành nguy hiểm, sự đe dọa cho an ninh và sự phồn vinh của quốc gia họ, nếu những người lãnh đạo dân tộc đó còn biết yêu nước và sáng suốt nhận định. Nước Anh chẳng hạn, đã giật mình tại cuộc International Exhibition ở Paris năm 1867 khi nhận thấy rằng Người Mẹ của Cách mạng Công nghiệp đã bị những đứa con qua mặt. Ba năm sau, cuộc chiến tranh Pháp-Phổ thực sự đã làm cho giai cấp lãnh đạo Anh sợ hãi, giai cấp luôn thích để cho công nghiệp tự nó phát triển, và không chịu đầu tư cho nghiên cứu khoa học bao nhiêu. Phổ đã trở thành một cường quốc không những về công nghiệp mà còn về quân sự. Đó là một hội chứng giống như hội chứng Sputnik của nước Mỹ ở cuối những năm 50 đầu 60. Năm 1883, khi Ủy ban Hoàng gia Anh về Giáo dục Kỹ thuật thăm trường thương mại ở thành phố Rouen của Pháp, các thành viên rất ngạc nhiên khi thấy một chiếc mũ sắt của lính Phổ được trưng bày nổi bật ở đây. Ngài hiệu trưởng giải thích rằng ông đã lượm được chiếc mũ này khi quân đội Phổ đi ngang qua. Mỗi lần học trò ông chểnh mảng trong việc học, ông đặt cái mũ lên bàn để nhắc nhở chúng về điều đã xảy ra, và lại có thể xảy ra, nếu chúng không học hành nghiêm chỉnh; "phương pháp đó không bao giờ thất bại trong việc nâng cao tinh thần quốc gia và nhiệt tâm của chúng trong việc học", ông nói.
MỤC LỤC Nguyễn Xuân Xanh và Phạm Xuân Yêm Lời nói đầu Phần I: LỊCH SỬ Albert Einstein Tưởng niệm Max Planck Nguyễn Xuân Xanh Max Planck – Người cách mạng miễn cưỡng Nguyễn Xuân Xanh Giờ khai sinh của thuyết Lượng tử Nguyễn Xuân Xanh Các khuôn khổ bị phá vỡ Phạm Xuân Yêm và Nguyễn Xuân Xanh 108 năm thuyết Lượng tử Max Planck "Ngài cố vấn cơ mật Max Planck " Nguyễn Xuân Xanh Niên biểu tóm tắt Max Planck 1858 - 1947 Nguyễn Xuân Xanh Max Planck - Cuộc đời và khoa học Nguyễn Xuân Xanh Đọc Max Planck Nguyễn Xuân Xanh "Sống bên cạnh Planck là một niềm vui rồi" Jürgen Renn "Ông ấy đã để bị lôi kéo" Dieter Hoffmann Max Planck và Albert Einstein, đồng nghiệp trong sự dị biệt Dieter Hoffmann và Nguyễn Xuân Xanh Max Planck và giải Nobel Max Planck Con đường từ nghiên cứu thuần túy đến ứng dụng công nghiệp Max Planck Tôn giáo và khoa học tự nhiên Phần II: KHOA HỌC CƠ BẢN VÀ THỰC NGHIỆM Jerome I. Friedman Con đường dẫn tới giải Nobel Phạm Xuân Yêm Bản giao hưởng huyền diệu giữa lượng tử và tương đối Nguyễn Trọng Hiền Sự đo đạc hằng số Planck và những bài học từ thực nghiệm Đỗ Đăng Giu Kỷ nguyên mới Nguyễn Văn Hiệu Một thế kỷ phát triển sôi động của vật lý Hồ Trung Dũng Lực Van Der Waals và lực Casimir: từ vật lý cơ bản tới ứng dụng Chu Hảo Bohr, vị "trưởng lão" quyết đoán Hồ Kim Quang Thông tin, tính toán và vật lý lượng tử Phạm Quang Hưng Năng lượng tối Đào Vọng Đức Đối ngẫu lượng tử - Nguyên lý khởi đầu của đại thống nhất Cao Chi Tồn tại chăng một lý thuyết của tất cả? Phần III: KHOA HỌC ỨNG DỤNG Trương Văn Tân Cơ học lượng tử và vật liệu Nano Nguyễn Trọng Anh Hóa học hữu cơ và cơ học lượng tử: Phương pháp Orbital biên Nguyễn Minh Thọ Hóa học lượng tử tính toán: Ngành khoa học của thế kỷ 21 Trần Trọng Giễn Một vài khái niệm về tính toán lượng tử và truyền tin lượng tử Phạm Đức Chính Cơ-lý tính vĩ mô của vật liệu đa tinh thể hỗn độn có thể được xác định chính xác tới đâu? Christian Ngô Viễn cảnh về năng lượng Phần IV: THIÊN VĂN HỌC Nguyễn Quang Riệu Dấu ấn của thuyết Lượng tử trong nghiên cứu vũ trụ Trịnh Xuân Thuận Vũ trụ thật hài hòa nhưng vô cùng tinh tế và thống nhất Nguyễn Đức Phường Giới hạn của bức tường Planck Phần V: NHÂN VĂN - XÃ HỘI - NGHỆ THUẬT - TRIẾT HỌC Nguyễn Đức Tường Lầm thế kỷ... Hay là đôi điều suy nghĩ của một người sống giữa hai thế kỷ Mai Ninh Dòng sông bao la Trần Hà Anh Phát minh của Planck và một số bài học bổ ích cho chúng ta Phan Huy Đường Thái độ khoa học trong kiếp nhân văn Nam Dao Đạo lý và trách nhiệm xã hội: Khoa học-Kỹ thuật nhìn từ một góc độ nhân văn Nguyễn Đức Hiệp Max Planck - Từ lí thuyết Lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại Hà Dương Tuấn Khoa học luận, tại sao?
|