Tác giả: Donald Hendon-Dịch giả: Thái Hùng Tâm
Nhà xuất bản: Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh
Giá bìa:68,000
Giá bán:68,000
Năm xuất bản: Quý III / 2005
Cuốn sách này thực sự là một công trình nghiên cứu để tìm ra những lý do và nguyên nhân thực sự đã làm cho các sản phẩm hay dịch vụ phải gánh lấy thất bại thay vì thành công. Dường như hầu hết các học viên theo học ở các trường kinh doanh, tiếp thị trên khắp thế giới đều không được nghiên cứu, học hỏi kỹ về những thất bại trong tiếp thị tương tự như những sản phẩm thất bại trên, mặc dù thất bại vẫn thường xảy ra nhiều hơn là thành công
Cuốn sách này thực sự là một công trình nghiên cứu để tìm ra những lý do và nguyên nhân thực sự đã làm cho các sản phẩm hay dịch vụ phải gánh lấy thất bại thay vì thành công. Dường như hầu hết các học viên theo học ở các trường kinh doanh, tiếp thị trên khắp thế giới đều không được nghiên cứu, học hỏi kỹ về những thất bại trong tiếp thị tương tự như những sản phẩm thất bại trên, mặc dù thất bại vẫn thường xảy ra nhiều hơn là thành công. Những người làm marketing đều biết rõ sự thành bại có thể xảy ra của những ý tưởng tiếp thị, những sản phẩm, nhưng các trường kinh doanh thường có khuynh hướng giảng dạy về lý thuyết, còn nguyên nhân thực sự của những thất bại lại không được coi trọng. Tại sao nhiều người trong chúng ta lại thích những con đà điểu? Tại sao chúng ta cứ thích vùi đầu dưới cát để tránh phải đối mặt với những tin tức xấu? Qua cuốn sách, chúng ta sẽ được trải nghiệm và đi tìm nguyên nhân của 500 thất bại điển hình ở các công ty hàng đầu thế giới về các chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản phẩm và cách tiếp cận với người tiêu dùng. Đây là cuốn sách có ý nghĩa và cần thiết cho bất kỳ ai đang làm kinh doanh. Đây là những bài học, kinh nghiệm thực tiễn, quý báu để tránh được những thất bại tương tự. Vì trên hết, con người trưởng thành hơn đa phần là nhờ trải nghiệm và học hỏi từ thất bại chứ không phải ở thành công.
.MỤC LỤC
Từ thất bại của những gã khổng lồ Bước lên từ thất bại PHẦN 1: GIÁ TRỊ CỦA THẤT BẠI Chương I: Tại sao người ta sợ nói về thất bại PHẦN 2; THẤT BẠI TRONG HOẠCH ĐỊNH MARKETING Chương 2: Thất bại trong quan hệ khách hàng Xúc phạm những nhóm cộng đồng và các nhóm áp lực khác Xúc phạm các nhóm thiểu số Phân biệt giới tính Hiểu lầm những giá trị được khách hàng tôn trọng Chương 3: Thất bại trước đối thủ cạnh tranh Chơi theo luật của đối thủ cạnh tranh Sự an toàn - Không bảo vệ những bí mật thương mại Chương 4: Thất bại do không quan tâm đến môi trường của thị trường Không quan tâm đến môi trường cạnh tranh Không quan tâm đến môi trường kỹ thuật Không quan tâm đến môi trường kinh tế Không quan tâm đến môi trường luật pháp Không quan tâm đến môi trường văn hóa, xã hội Không quan tâm đến nguồn lực và mục tiêu của công ty Chương 5: Thất bại do không hoạch định trước cho thảm họa, sự kiện bất ngờ và những lời đồn đại Không hoạch định để đối phó với thảm họa Chuyển quyền sở hữu sản phẩm và dịch vụ thành trách nhiệm pháp lý Những thảm họa có sự tác động (có thật và được nhận biết) Chặn đứng sự phá hoại từ các đối thủ hay từ chuyện đồn đại lan truyền PHẦN 5: CÔNG CỤ MARKETING Chương 6: Thất bại trong quá trình đặt tên và tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường Những sai lầm khi tung ra sản phẩm Cần đến quá nhiều hay quá ít thời gian để tung sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường Không xác định rõ mục tiêu Suy nghĩ thụ động Đề cao quá đáng sản phẩm hay dịch vụ mới Doanh thu không bù được cho vốn đầu tư vì thị trường quá nhỏ Sản phẩm hay dịch vụ không phù hợp lắm với công ty Sản phẩm hay dịch vụ không mới và cũng không tạo nên sự khác biệt Vị thế hóa tồi Không cung cấp được một tiện ích thực sự nào Hỗ trợ không như mong muốn từ những người trung gian Giải pháp cho một vấn đề không tồn tại (hay không quan trọng) Không nghiên cứu thị trường hoặc nghiên cứu sơ sài hoặc không quan tâm đến những phát hiện sau cuộc nghiên cứu đó Dự kiến mãi lực tồi Không lường được những phản ứng mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh đối với việc tung sản phẩm hay dịch vụ của mình ra thị trường Những thay đổi môi trường không lường được Chất lượng tồi tệ Đặt tên không đúng Thay đổi cái tên hay của công ty bằng một chuỗi ký tự Không chịu đổi tên khi hoàn cảnh bắt buộc Không kiểm tra ý nghĩa của tên thương hiệu ở các quốc gia mà sản phẩm được tiếp thị Không kiểm tra lại ý nghĩa của tên thương hiệu ngay trên nước mình Tự đặt ra giới hạn trong tương lai khi dùng những cái tên quá chuyên biệt Để cho những quan đểm công ty thay vì thị trường quyết định tên sản phẩm Không dùng cái tên đủ tạo nên sự khác biệt Chọn một cái tên khó phát âm hay đánh vần Chọn một cái tên quá khác biệt Chọn một cái tên có vẻ lăng mạ hay chọc giận người tiêu dùng Dùng từ vô nghĩa để đặt tên cho sản phẩm hay dịch vụ Chương 7: Thất bại trong việc định giá Tham lam trong việc định giá Thương lượng giá cả Chương 8: Thất bại do chọn sai kênh phân phố Chọn sai trung gian hoặc nhà cung cấp Chương 9: Thất bại trong quảng cáo Lạm dụng những cách lôi cuốn qua sự e ngại Lạm dụng những cách lôi cuốn về giới tính Thay đổi chủ đề quảng cáo quá thường xuyên Vô tình giúp sức cho đối thủ khi quảng cáo Không quan tâm biểu đồ phong cách sống Sai lầm về sự đồng bộ Những sai lầm trong việc sử dụng những người nổi tiếng vào việc phối hợp marketing Những sai sót về chính tả Đừng cho là những tài liệu xuất hiện liền kề không ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quảng cáo Chương 10: Thất bại trong quá trình bán hàng Không đủ tin tưởng người khác khi thương thuyết kinh doanh Những gì để lại
|