Hà Nội những năm 90 không ồn ào náo nhiệt. Những con phố cũ êm đềm với thưa thớt vài chiếc xe đạp, thi thoảng mới co 1 chiếc xe máy khiến việc dạo chơi dưới những hàng cây trở nên hấp dẫn. Có lẽ vì vậy mà khái niệm lượn hồ, lượn phố xuất hiện ở Hà Nội và vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Những năm đầu 90, dù đã bắt đầu mở cửa nhưng xe đạp vẫn là phương tiện tham gia giao thông chính. Ngoài phượng hoàng, loại xe được chuộng nhất thời bấy giờ, xe của Lixeha (Liên hiệp xe đạp Hà Nội) chiếm một thị phần khá lớn. Trước hãng xe này nằm giữa Tràng Thi với 1 cơ sở cực kỳ hoành tráng. Kinh tế phát triển, hãng này chuyển đi chỗ khác nhường lại vị trí cho 1 cái tên khác nổi tiếng hơn chuyên kinh doanh vũ trường - New Century. Giờ thì chỉ còn lại dấu tích của xưởng xe cũ cùng cái vũ trường... trống hoác vì công an đã dọn dẹp khá sạch sẽ. Cub, loại xe máy được yêu chuộng và phổ biến nhất thời bấy giờ. Bền, giá cả phải chăng, khả năng chở hàng tốt khiến người ta tôn thờ nó và dần dần tên hãng xe thành một biểu tượng đi lại của người dân. Xe vào thời điểm đó thường được nhập trực tiếp từ Nhật Bản theo lô. Khi đó tại phố Lê Phụng Hiểu có 2 gian hàng của Bộ thương mại bán toàn Cub, được coi là điểm bán xe duy nhất của nhà nước cho dân Hà Nội. Ôtô vào thời điểm này tất nhiên là của hiếm. Đừng nói là sếp, đại gia lúc đó cũng chỉ nghĩ đến xe máy chưa chưa nghĩ đến xế hộp. Không như Sài Gòn, ôtô ở Hà Nội khi đó thường chỉ có Toyota, xe của Liên Xô cũ chứ ít xuất hiện các dòng xe của tư bản. Chẳng phải chỉ về quê, mà ngay tại Hà Nội, cứ ai đi ôtô là đám trẻ con dòm cũng kỹ lắm. Hở ra là chúng trèo lên xe ngồi chơi. Phố cổ Hà Nội khi đó vẫn chật chội với người, xe cộ và hàng hoá. Đây là một trong những nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội. Các hoạt động buôn bán, giao thương diễn ra nhộn nhịp cả ngày. Dù thời điểm này hàng hoá chưa nhiều nhưng trung tâm chợ Đồng Xuân với 36 phố phường xung quanh cùng chợ Long Biên nằm sát kề khiến các hoạt động buôn bán luôn diễn ra. Vào thời điểm đó, nguy cơ tắcđường không quá rõ ràng như thời nay. Chính vì vậy các phương tiện được tự do đi lại và để bất cứ đâu họ muốn. Lòng đường được lựa chọn vì tiện lợi nhất. Tất nhiên ai cũng lo dòm xe vì cứ hở ra là mất. Xe đạp thì mất nguyên chiếc, xe máy thì có thể mất cốp, pha, công tơ mét, đèn nhan... Tất nhiên trộm có thể rước cả xe đi nếu có điều kiện. Thời điểm nàysang nhất là xe 82. Tiếpđó là DD, riêng Dream thì là hàng cao cấp và cũng chưa có nhiều. Còn nhớ khiđó bố tôiđã cho không họ hàng chiếc Star để sắm một chiếc DD xanh, một trong những hàng độc bởi lượng xe này không được sản xuất nhiều. Riêng chiếc Star của Đức. Có thể nói thời đó phương tiện không được coi trọng lắm như thời điểm hiện nay. Có thể do nhịp sống khi đó chậm hơn nên người ta thong thả hơn. Đi xe đạp đi làm là chuyện khá bình thường. Ngược với Sài Gòn, ở Hà Nội lúc nào người ta cũng ăn mặc khá gọn gàng và lịch sự. Cứ ra đường là áo bỏ vào trong quần, giầy dép đàng hoàng. Xe bò vẫn được lang thang vào phố bởi xung quanh Hà Nội khi đó thực sự còn heo hút. Các xe chở vật liệu xây dựng bằng xe bò vẫn được sử dụng như một loại phương tiện rẻ tiền và hiệu quả. Nếu không nhầm thìđây là một góc phố gần đường Lò Đúc. Tên đường thì tôi không nhớ nhưng nhớ ở phố này có hàng bánh đúc ngon nổi tiếng. Tôi chưa ăn ở đây bao giờ nhưng nghe đám bạn nói có 2 cô bé nhà bánh đúc khá xinh. Ai cũng có thể nhận ra đây là Phố Lò Đúc với hàng cây cao lớn dựng thẳng đứng hai bên đường. Lò Đúc khi đó không nhộn nhịp như ngày nay mà chỉ co 1 hàng phở nổi tiếng cùng thưa thớt những cửa hàng bán lẻ. Về sau đường này phát triển buôn bán khiến thành phố phải quy hoạch thành đường 1 chiều để tránh ùn tắc giao thông. Đường phố Hà Nội thường chỉ đông vào sáng và chiều. Vào giờ làm việc hoặc tối người Hà Nội không hay ra đường. Nếu đi dạo vào thời đó người ta thường tập trung về Hồ Gươm hoặc Hồ Tây. Giao thông không phức tạp, phương tiện không nhiều thì tất nhiên cảnh sát giao thông sướng. Hình ảnh chú công an thời này khá...ấn tượng. Cảnh phục thời này nhìn yếu và xấu tệ. Tuy nhiên cảnh sát giao thông thời đó không gây khó chịu cho người dân như thời nay. Cũng có thể ngày đó ít người bị phạt, ít có trường hợp xin tiền hoặc đánh người nên họ được quý hơn. Ít nhất thì thời đó công an là nghề được nhiều đứa trẻ yêu mến và muốn được theo học. Xe Lam thời này được coi là phương tiện vận tải hàng hoá chính giữa Hà Nội với các khu vực lân cận. Chợ Đồng Xuân, trung tâm mua bán chính của Hà Nội thường tập trung một lượng lớn xe Lam.Ảnh trên là mé trái của chợ Đồng Xuân với những chiếc xe Lam đang chờ hàng vận chuyển. Cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, cửa Ô Quan Chưởng. Có thể coi đây là một trong những biểu tượng của Hà Nội, là cửa biểu tượng cho sự buôn bán phát triển của khu vực phố cổ, thông thương giữa chợ Đồng Xuân ra bên ngoài. Xưa Hà Nội có Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng nhưng 4 Ô trên đều đã mất tích, chỉ còn lại dấu tích. Phải nói người Hà Nội cảm thấy may mắn khi Ô Quan Chưởng vẫn còn tồn tại sau hàng ngàn năm. Xích lô thời này vẫn được coi là một phương tiện đi lại tiện lợi cho ngươi dân vì giá rẻ. Nó không được trang trí cầu kỳ vì nhu cầu du lịch bằng xích lô thời này chưa phát triển. Những chiếc xích lô cũ kỹ cùng hình ảnh những ông già đạp xích lô cứ thế đi vào văn thơ, thi hoạ. Dần dần xích lô không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng nhanh của người dân, gây tắc nghẽn ở các con phố nhỏ, nhếch nhác... đã khiến thành phố quy hoạch và cấm trên 1 số tuyến phố. Giờ xích lô chỉ còn phục vụ chính cho khách du lịch. Người dân Hà Nội cũng mất đi thói quen thuê xích lô đi dạo, lễ chùa. Nhiều lúc nghĩ lại cũng tiếc. Thời đó tôi và thằng bạn cứ đến tết có tiền là thuê xích lô đi khắp Hà Nội ngắm phố phường. Cảm giác thật khác lạ. Phố phường ngày tết vắng hoe, người ra đường diện áo mới, pháo nổ đì đùng. Ngồi xích lô tôi có thể chầm chậm mà thưởng thức cái không khí tết qua từng con phố
Sưu tầm
|