Đăng nhập | Đăng ký

Tiết kiệm công tìm nghìn nghìn đầu sách
Tìm kiếm bạn sẽ có kết quả nhanh nhất và tối ưu nhất (Hỗ trợ gõ tiếng việt tự động)
   

Tiêu đề Tác giả Nội dung NXB Loại Tất cả
  
Hỗ trợ khách hàng

Hotline:0904 845 066
(7h-22h, cả T7, CN)
info@xbook.com.vn
  
Support Online
Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác:
  Đặt hàng theo yêu cầu
- Tại chức năng này, quý khách có thể gửi thông tin đặt những cuốn sách hay sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh của xbook, nhưng do chưa cập nhật lên hệ thống. Hoặc do quý khách chưa tìm được sản phẩm ưng ý, nhưng biết trên thị trường có sách hoặc sản phầm đó.
- XBOOK sẽ tiến hành kiểm tra thông tin yêu cầu của quý khách để đáp ứng nhanh nhất.

    Thư giãn -> Kiến thức tham khảo
TÌM HIỂU VỀ LÝ THÁI TỔ - DỜI ĐÔ
Cập nhật: 14h - 4/10/2010

Lý Thái Tổ (974–1028) tên thường gọi là Lý Công Uẩn, sinh ngày 12-2 năm Giáp Tuất (8-3-974) ở hương Cổ Pháp (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Xung quanh nhân vật lịch sử này bao phủ nhiều huyền thoại, truyền thuyết, sấm ký... rất khó giải mã. Chính sử chép mẹ ông người họ Phạm mà theo truyền thuyết ở làng Dương Lôi (Tiên Sơn, Bắc Ninh) là Phạm Thị Ngà và theo chính sử "đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với người thần giao hợp rồi có chửa" (1). Ðó là sự mang thai thần kỳ mà người con sinh ra chỉ biết mẹ, không biết cha. Nhưng trên thực tế, sau khi lên ngôi vua cuối năm 1009 ông đã truy phong mẹ làm Minh Ðức Thái hậu, cha làm Hiển Khánh Vương cùng với anh làm Vũ Uy Vương, em làm Dực Thánh Vương, chú làm Vũ Ðạo Vương và năm 1018 truy phong bà nội (1). Năm 1026 nhà vua sai làm Ngọc điệp, tiếc rằng gia phả hoàng tộc nhà Lý không còn nữa.

Lên 3 tuổi Lý Công Uẩn được nhà sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp nhận làm con nuôi và sau đó được vị cao tăng Vạn Hạnh chùa Lục Tổ nuôi dạy. Sư Vạn Hạnh đã nhìn thấy ở Lý Công Uẩn từ lúc trẻ thơ "đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gở rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ" (2). Ðiều cần lưu ý ở đây là từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn đã là người con tinh thần của giới Phật giáo, được nuôi dưỡng và đào tạo tại chùa Lục Tổ-Cổ Pháp, một trung tâm Phật giáo nằm giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) và Kiến Sơ (Phù Ðổng, Gia Lâm, Hà Nội). Ông được coi là người "thông minh", "tuấn tú", "chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái, có chí lớn" (3). Thời bấy giờ, giáo dục và thi cử chưa được nhà nước tổ chức nên nhà chùa không chỉ là trung tâm văn hoá-tôn giáo địa phương mà còn là trung tâm giáo dục, nơi truyền bá kiến thức, học vấn và tăng lữ là tầng lớp trí thức, lực lượng sáng tác văn học của xã hội.

Lúc đó triều Tiền Lê (980-1009) đang trị vì nước Ðại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà sư Vạn Hạnh được vua Lê Ðại Hành và nhà Tiền Lê rất trọng vọng, coi như cố vấn chính trị, mọi việc quốc gia đại sự như chống Tống, đánh Chiêm đều tham khảo ý kiến nhà sư. Có lẽ do sự tiến cử của Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn được cử làm Ðiện tiền quân đời Lê Trung Tông (1005), Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ rồi Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005-1009). Sau khi Ngọa Triều Lê Long Ðịnh mất, triều thần suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra vương triều Lý (1009-1225).

Xung quanh việc lên ngôi của Lý Công Uẩn cũng phủ đầy những truyền thuyết, sấm ký... như chó trắng ở hương Cổ Pháp trên lưng có chữ "Thiên tử" lông đen ứng với điềm vua sinh năm Chó (Giáp Tuất-974), lên ngôi vua đặt niên hiệu cũng vào năm Chó (Canh Tuất-1010); cây gạo ở hương Diên Uẩn (tên cổ của Cổ Pháp) bị sét đánh để lại vết thành bài sấm báo hiệu nhà Lý thay nhà Lê; cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ "Quốc"; quanh mộ cha Lý Công Uẩn ban đ.êm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ báo trước việc họ Lý làm vua (4)... Tất cả những điềm lạ và lời sấm đó đều được sư Vạn Hạnh giải thích là báo hiệu nhà Lý sẽ thay thế nhà Lê. Nhà sư Ða Bảo ở chùa Kiến Sơ cũng tham gia cuộc vận động này (5). Lại một lần nữa thấy vai trò của sư Vạn Hạnh và giới Phật giáo trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhất là khi Lê Ngoạ Triều bạo ngược làm mất lòng dân nghiêm trọng và gây bất bình cao độ trong giới tăng ni Phật tử.

Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu tức ngày 21-11-1009 (6) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ông là người sáng lập vương triều Lý trong một cuộc vận động chính trị của giới Phật giáo được triều thần ủng hộ. Ðây là một cuộc thay đổi vương triều diễn ra êm thấm, không đổ máu.Ảnh minh họa

Vua Lý Thái Tổ trị vì từ năm 1009 đến lúc từ trần năm 1028, ở ngôi 20 năm, thọ 55 tuổi. Với cương vị Hoàng đế sáng lập vương triều, nhà vua trước hết lo xây dựng vương triều, củng cố chính quyền trung ương. Bộ máy hành chính được xây dựng có qui cũ, cả nước chia làm 24 lộ, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên. Nhà vua đặc biệt chăm lo xây dựng cơ sở xã hội, chính trị, tư tưởng cho vương triều. Lý Công Uẩn thi hành chính sách "thân dân", năm 1013 định lại các lệ thuế, từ thuế ruộng đất, ao hồ đến thuế bãi dâu, các thuế sản vật... , và nhiều năm xá thuế cho dân như năm 1016 xá tô thuế 3 năm, năm sau, năm 1017 lại xá tô ruộng... Vua Lý Thái Tổ được chính sử đánh giá là "khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng đế vương" (7). Nhà vua vốn xuất thân Phật giáo, nhờ thế lực giới Phật giáo mà lên ngôi vua nên rất tôn sùng Ðạo Phật và lấy tôn giáo này làm chỗ dựa tinh thần cho vương triều. Trong 20 năm cầm quyền, Lý Thái Tổ cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa, đúc nhiều chuông ở kinh thành và các nơi, một lúc độ hàng nghìn người làm tăng đạo. Lý Thái Tổ đã đặt cơ sở và định hướng ban đầu nhưng rất căn bản cho sự tồn tại của vương triều và sự phát triển của đất nước.

Dời đô và kiến lập kinh thành Thăng Long

Sau khi lên ngôi, năm 1010 vua Lý Thái Tổ đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Ðại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long.

Trong thời đại dựng nước trước Bắc thuộc, Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ), An Dương Vương xây dựng đô thành ở Cổ Loa (Hà Nội). Sau hơn nghìn năm Bắc thuộc, chính quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương đặt trị sở tại thành Ðại La, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở thành Cổ Loa "tỏ ý tiếp nối quốc thống xưa của An Dương Vương". Ðinh Tiên Hoàng sau khi dẹp yên Mười hai sứ quân, xây dựng đô thành mới ở Hoa Lư (Ninh Bình). Trong bối cảnh thế kỷ X, đó là một quyết định đúng đắn và cần thiết của vua Ðinh khi chính quyền trung ương đang phải đối phó với sức tiềm ẩn của các thế lực cát cứ trong nước và mưu đồ xâm lược của nước ngoài. Trong 42 năm (968-1009), kinh đô Hoa Lư đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó, tạo điều kiện cho triều Ðinh (968-980) và Tiền Lê (980-1009) củng cố chính quyền trung ương, bảo vệ nền độc lập dân tộc, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống (980-981) và giữ vững nền thống nhất quốc gia.

Trước yêu cầu xây dựng đất nước trên qui mô lớn, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế, mở mang văn hoá, rõ ràng Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở không còn phù hợp. Mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ về thăm châu Cổ Pháp và mùa thu năm đó, quyết định đời đô. Trong Chiếu dời đô do nhà vua tự viết để hỏi ý kiến quần thần, đã nói rõ việc dời đô là việc lớn không thể "theo ý riêng tự tiện chuyển dời", mà phải "tính kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo chí dân". Nhà vua chọn thành Ðại La với đủ các tiêu chí thủ đô của một quốc gia thống nhất và thịnh đạt “ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Ðông, Tây, tiện hình thế sông núi trước sau", là "thắng địa" "muôn vật rất phồn thịnh mà phong phú", "là chỗ hội tụ của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

Vùng Hà Nội đã bắt đầu cuộc sống con người từ hậu kỳ đá cũ cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, được khai phá trong thời đại đồng thau cách ngày nay khoảng 4 nghìn năm và đã trở thành một trung tâm chính trị với đô thành Cổ Loa đời An Dương Vương vào thế kỷ III TCN. Trong thời Bắc thuộc, Lý Nam Ðế là người đầu tiên nhận ra vị thế của đất trung tâm Hà Nội khi đóng đô ở Vạn Xuân, dựng chùa Khai Quốc (sau dời về vị trí chùa Trấn Quốc hiện nay), đắp thành ở cửa sông Tô Lịch để đánh quân xâm lược Lương. Thời thuộc Tuỳ, năm 607 trị sở của chính quyền đô hộ dời về Tống Bình trên đất Hà Nội. Thành Tống Bình rồi thành Ðại La là thủ phủ của chính quyền đô hộ Tuỳ, Ðường trong khoảng 3 thế kỷ. Qua những lần xây đắp, tu sửa của những viên quan đô hộ từ Khâu Hòa đời Tùy đến Trương Bá Nghi, Triệu Xương, Bùi Thái, Trương Chu, Vũ Hồn, đặc biệt là Cao Biền đời Ðường, thành Ðại La có qui mô khá lớn như La Thành do Cao Biền đắp chu vi tính ra hơn 6 km, ngoài đắp đê dài hơn 7 km, dựng hơn 5,000 gian nhà (15). Phủ thành đó cũng là đối tượng tiến công của nhiều cuộc khởi nghĩa dân tộc và có lần đã trở thành thủ phủ của chính quyền độc lập trong thời gian ngắn của Phùng Hưng, Dương Thanh. Thành Ðại La là một thành lũy lớn, một đô thị tập trung cư dân khá đông, một trung tâm kinh tế phát triển.

Về mặt địa lý tự nhiên, thành Ðại La ở vào vị trí trung tâm của đất nước thời bấy giờ, một đầu mối giao thông thủy bộ thuận tiện. Thành nằm ở phía nam sông Nhị giữ vai trò như một con hào tự nhiên ngăn chặn sự tiến công từ phương bắc xuống và qua sông Nhị (sông Hồng), sông Ðuống có thể toả đi khắp hệ thống sông ngòi vùng châu thổ, lên miền núi rừng phía bắc, phía tây bắc, qua Tạc Khẩu và đường ven biển vào miền trung. Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu nối với hồ Tây, sông Nhị và hệ thống ao hồ tạo thành một mảng lưới giao thông đường thuỷ đi lại khắp vùng. Thành Ðại La lại có núi Tản Viên, Tam Ðảo án ngự tạo thành thế đất đế vương theo quan điểm phong thuỷ.

Vị trí, điều kiện tự nhiên và tiến trình lịch sử đã tạo dựng những những tiền đề cho Ðại La-Thăng Long đóng vai trò kinh đô của đất nước thời kỳ phục hưng dân tộc. Nhưng vấn đề có ý nghĩa quyết định là nhận thức ra những tiền đề đó cũng như xác định được yêu cầu và khả năng tạo ra sức mạnh của đất nước để xây dựng và bảo vệ đô thành trên một địa bàn trọng yếu nhưng rất trống trải về địa hình như thế. Cống hiến lớn lao của vua Lý Thái Tổ là nhận thức được điều đó, tự tin ở sức mạnh của đất nước và đi đến một quyết đoán lịch sử. Những ý tưởng và suy tính của nhà vua được trình bày ngắn gọn trong văn kiện lịch sử Chiếu dời đô, phản ánh một tư duy chiến lược bao quát, một tầm nhìn xa trông rộng, trong đó chắc hẳn có sự đóng góp của thiền sư-cố vấn chính trị Vạn Hạnh. Vua Lý Thái Tổ là người sáng lập kinh thành Thăng Long. Nhưng điều có ý nghĩa cơ bản là Lý Thái Tổ và các vua Lý kế nhiệm đã dày công kiến lập để Thăng Long xứng đáng với vị trí và vai trò kinh đô của nước Ðại Việt trên con đường phục hưng dân tộc, và dĩ nhiên công việc xây dựng đô thành phải gắn liền với công việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ngay trong mùa thu năm 1010, nhà Lý đã khẩn trương xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đình và hoàng gia, mà trung tâm là điện Càn Nguyên, nơi thiết triều của nhà vua, hai bên có điện Tập Hiền và Giảng Võ, phía sau là điện Long An, Long Thuỵ làm nơi vua nghỉ. Ðến cuối năm 1010, 8 điện 3 cung đã hoàn thành. Những năm sau, một số cung điện và chùa tháp được xây dựng thêm. Một vòng thành bao quanh các cung điện cũng được xây đắp trong năm đầu, gọi là Long Thành hay Phượng Thành. Thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Ðại Hưng ở phía nam, Diệu Ðức ở phía bắc. Căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Ðông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mã. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Diên Hữu (chùa Một Cột) và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Ðại Hưng ở khoảng gẩn Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Ðức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Ðình Phùng hiện nay. Trong Long Thành có một khu vực được đặc biệt bảo vệ gọi là Cấm Thành là nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia.

Long Thành và Cấm Thành là trung tâm chính trị của kinh thành. Phía ngoài, cùng với một số cung điện và chùa tháp là khu vực cư trú, buôn bán, làm ăn của dân chúng gồm các bến chợ, phố phường và thôn trại nông nghiệp. Một vòng thành bao bọc toàn bộ khu vực này bắt đầu được xây đắp từ năm 1014, gọi là thành Ðại La hay La Thành. Vòng thành này vừa làm chức năng thành luỹ bảo vệ, vừa là đê ngăn lũ lụt. Thành được đắp mới và có tận dụng, tu bổ một phần thành Ðại La cũ đời Ðường. Thành Ðai La phía đông chạy dọc theo hữu ngạn sông Nhị như một đoạn đê của sông này từ Bến Nứa đến ô Ðông Mác, phía bắc dựa theo hữu ngạn sông Tô Lịch phía nam Hồ Tây từ Bưởi đến Hàng Buồm ngày nay, phía tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Bưởi đến ô Cầu Giấy, phía nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, ô Chợ Dừa, ô Cầu Dền, đến ô Ðông Mác. Thành Ðại la đời Lý mở các cửa: Triều Ðông (dốc Hoè Nhai), Tây Dương (Cầu Giấy), Trường Quảng (ô Chợ Dừa), Cửa Nam (ô Cầu Dền), Vạn Xuân (ô Ðống Mác). Thành Ðại La được bao bọc mặt ngoài bởi ba con sông: sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và được tận dụng như những con hào tự nhiên. Một đặc điểm nổi bật của cảnh quan thiên nhiên của thành Thăng Long là nhiều sông hồ. Có thể nói Thăng Long-Hà Nội là một thành phố sông-hồ và ngay từ khi kiến lập, nhà Lý đã biết tận dụng địa thế tự nhiên này trong qui hoạch xây dựng nhằm biến những sông, hồ đó thành những con hào tự nhiên, những giao thông đường thuỷ tiện lợi và một hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường, bảo vệ sinh thái. Vì vậy mặt bằng các vòng thành Thăng Long không coi trọng tính kỷ hà, đối xứng, vuông vắn mà uốn mình theo địa hình, thích nghi và tận dụng điều kiện thiên nhiên.

Thành Thăng Long đã được xây dựng theo qui hoạch “trong thành ngoài thị", một kiểu cấu trúc phổ biến của nhiều thành thị phương Ðông thời cổ-trung đại. Long Thành là khu vực thành-chính trị hay thành-quân vương, giữ vai trò đầu não của nhà nước quân chủ tập quyền, trung tâm chính trị của cả nước. Bao bọc phía ngoài, giữa Long Thành và thành Ðại La là khu vực thị-dân cư hay thành thị dân sự gồm các chợ bến, phố phường, thôn trại của nông-công-thương xen kẻ một số cung điện, dinh thự của thái tử và quý tộc, quan lại.

Thành Thăng Long từ trung tâm chính trị của nhà nước quân chủ đã sớm phát triển thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, một đô thị phát đạt nhất của nước Ðại Việt.

Về mặt kinh tế, chợ-bến giũ vai trò rất quan trọng hoạt động công thương nghiệp của Thăng Long. Trên sông Nhị, sông Tô Lịch có nhiều bến thuyền, quan trọng và sầm uất nhất là bến Giang Khẩu (khoảng Hàng Buồm) và bến Triều Ðông (hay Ðông Bộ Ðầu, khoảng dốc Hoè Nhai). Trên bến và tại các cửa Hoàng Thành và thành Ðại La có các chợ, đông vui nhất là chợ Cửa Ðông (Hàng Buồm-đền Bạch Mã), chợ Cửa Tây (hay Tây Nhai, chợ Ngọc Hà). Khu vực buôn bán tập trung nhất của kinh thành là phía đông Hoàng Thành cho đến bờ sông Nhị, nơi có nhiều chợ bến và phố xá với những hoạt động buôn bán nhộn nhịp.

Tư liệu lịch sử đã ghi chép một số phường ra đời trong thời Lý. Phía đông Hoàng Thành có phường Giang Khẩu (Hàng Buồm), Thái Cực (Hàng Ðào), Hạc Kiều (bên sông Tô Lịch), Kim Cổ (Hàng Gai-Hàng Bông), Khúc Phố (Hàng Hòm-Hàng Bông), Ðông Hà (Hàng Gai-Tô Tịch-Hàng Quạt), Báo Thiên (bên hồ Hoàn Kiếm), Tàng Kiếm (Hàng Trống)... Phía nam có phường Phục Cổ (Nguyễn Du), Tả Nhất (cuối Phố Huế), Phong Vân (hay Vân Hồ, Lê Ðại Hành-Ðoàn Trần Nghiệp), Khang Thọ (ô Cầu Dền), Ông Mạc (ô Ðống Mác), Bố Cái (Ðồng Nhân).. Phía tây có phường Tây Nhai (Ngọc Hà), Vĩnh Xương (Hàng Cháo-Hàng Bột), Thịnh Quang (ô Chợ Dừa), Xã Ðàn ( ngõ và hồ Xã Ðàn)... Phía bắc, dọc theo sông Nhị có phường Cơ Xá (ven sông Nhị), Hoè Nhai (phố Hoè Nhai), Giang Tân (Hàng Than), Yên Hoa (Yên Phụ)... Phường là khu vực cư trú của cư dân với những nghề thủ công, những cửa hàng buôn bán. Các phường hình thành một cách tự nhiên và không theo một qui hoạch ô vuông cân đối như nhiều đô thị khác thời trung đại. Cùng với các phường, trong thành Thăng Long vẫn còn những trại nông nghiệp như trại Thủ Lệ và các trại phía tây Hoàng Thành. Quang thành Thăng Long, bên cạnh các làng nông nghiệp, đã hình thành một số làng thủ công nghiệp như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), các làng thủ công, các trại trồng dâu nuôi tăm quanh Hồ Tây, khu ruộng quốc khố ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Từ Liêm)...

Do nhu cầu phát triển của đô thị, nhiều thợ thủ công, nhà buôn các nơi tìm về Thăng Long làm ăn, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế và tạo nên những hoạt động công thương nghiệp nổi trỗi của đất kinh kỳ. Kết cấu kinh tế của Thăng Long vẫn là nông-công- thương, nhưng hoạt động công-thương giữ vai trò chi phối. Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế có quan hệ giao lưu với nhiều vùng trong nước và thuyền buôn nước ngoài.

Tượng thờ Lý Thái Tổ tại chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội

Về phương diện văn hoá, Thăng Long trở thành trung tâm hội tụ và đào tạo nhân tài của cả nước. Ðây là đế đô của vương triều Lý với nhiều Hoàng đế tài ba như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông; nhiều tướng soái kiệt xuất mà tiêu biểu là thái uý Lý Thường Kiệt, nhiều gương mặt quý tộc, quan lại sáng giá như thái hậu Ỷ Lan, thái sư Lý Ðạo Thành, hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn... Ðây cũng là nơi có trường Quốc Tử Giám và nơi mở những khoa thi tuyển chọn nhân tài, đào tạo đội ngũ trí thức với những tên tuổi như Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích, Bùi Quốc Khái...Ðồng thời đây cũng là một trung tâm Phật giáo với tên tuổi nhiều cao tăng như Vạn Hạnh, Viên Thông, Minh Không, Thông Biện... Thăng Long không những tập trung những cung điện của triều đình, mà còn có nhiều chùa tháp nổi tiếng, tiêu biểu là chùa Diên Hữu (chùa Một Cột), chùa Sùng Khánh Báo Thiên (chùa Báo Thiên). Trong 4 công trình nghệ thuật được coi là "An Nam tứ đại khí" của thời Lý, Trần, thì 2 công trình mang niên đại Lý trên đất Thăng Long là chuông Qui Ðiền (năm 1080 tại chùa Diên Hữu) và tháp Báo Thiên (năm 1057 tại chùa Báo Thiên). Trong những thập kỷ gần đây, khảo cổ chọc tìm thấy trong lòng đất Hà Nội nhiều di tích và di vật đời Lý, trong đó có những gạch ngói, đồ gốm sứ đạt trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao.

Kinh thành là nơi qui tụ cư dân và tài năng của cả nước nên cũng là trung tâm hấp thụ và toả sáng di sản văn hoá của dân tộc. Tại đây có những lễ hội lớn như hội đền Ðồng Cổ, hội Dóng, hội đền Hai Bà, những lễ hội Phật giáo... Các hình thức nghệ thuật biểu diễn như múa rối nước, hát tuồng, hát chèo... và các hình thức vui chơi như đua thuyền, đá cầu, đánh vật... đã trở thành những sinh hoạt văn hoá của đất kinh kỳ. Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh (Hà Nam) còn miêu tả cụ thể cảnh vua nhà Lý ngự ra điện Linh Quang trên bến Ðông Bộ Ðầu bên sông Nhị để xem đua thuyền và múa rối nước vào ngày 3 tháng 8 âm lịch.

Sau hai thế kỷ xây dựng, Thăng Long đời Lý đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Ðại Việt, một đô thị phồn vinh. Trong thời gian thịnh đạt của vương triều, nhà Lý đã bảo vệ vững chắc kinh đô, cuộc xâm lăng của quân Tống bị chặn đứng và đánh bại trên phòng tuyên Như Nguyệt, tạo nên một thời kỳ ổn định và thanh bình cho công cuộc kiến lập kinh thành. Thăng Long là trung tâm qui tụ, kết tinh tài năng, trí tuệ dân tộc, tạo nên phong cách và truyền thống văn hoá Thăng Long để từ đây toả chiếu ảnh hưởng ra cả nước.

Ðịnh đô Thăng Long năm 1010 là cột mốc lớn mở đầu lịch sử Thăng Long-Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt của lịch sử đất nước.

Từ đó, Thăng Long dù tên gọi có thay đổi như Ðông Ðô thời cuối Trần và Hồ, Ðông Kinh thời Hậu Lê hay Kẻ Chợ theo cách gọi dân gian của thời Lê trung hưng, rồi Hà Nội thời kỳ nước Cộng hoà dân chủ và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gần như liên tục là kinh thành của nước Ðại Việt, Việt Nam. Trong 991 năm lịch sử thủ đô Thăng Long-Hà Nội, thời gian gián đoạn tính ra chỉ có 20 năm Minh thuộc (1407-1427), 14 năm (1788-1802) thời Tây Sơn và 143 năm (1802-1945) thời Nguyễn. Nhưng trong thời Minh thuộc (1407-1427) với tên thành Ðông Quan là thủ phủ của quận Giao Chỉ, thời Pháp thuộc (1884-1845) với tên Hà Nội là thủ phủ của Ðông Dương thuộc Pháp. Thăng Long-Hà Nội giữ vai trò kinh đô lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc và cũng thuộc loại những kinh đô có bề dày lịch sử nhất trên thế giới. Thật xứng đáng với sự lựa chọn và tiên liệu của vua Lý Thái Tổ, "thượng đô của Kinh sư muôn đời”.

Sau thời Lý, lịch sử tiếp tục tiến trình của nó, đất nước qua nhiều vận hội và thách thức, lịch sử có những lúc thăng trầm, nhưng tất cả tạo thành một dòng chảy liên tục mà những gì vua Lý Thái Tổ và vương triều Lý đã tạo lập nên giữ vai trò rất quan trọng, mãi mãi được sử sách ghi nhận, để lại dấu ấn rất đậm trong ký ức và tình cảm của nhân dân, khởi đầu lịch sử thủ đô Thăng Long-Hà Nội và góp phần tạo dựng truyền thống văn hiến và anh hùng của đất kinh kỳ.

Chú thích: trích tại cuốn


ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
Mã sp:LSDL-LS01
Tác giả:
Cao Huy Giu
Nhà xuất bản: Văn hóa - Thông tin
Giá:195.000đ
 


ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
Mã sp:LSDL-LS134
Tác giả:
Nhiều tác giả, Nhiều dịch giả
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội
Giá:555.000đ


Gửi ý kiến của bạn về bài này:
Lưu ý : Khi than gia đóng góp ý kiến, mỗi ý kiến nếu được hiển thị quý khách được hưởng 500đ vào tài khoản, để được hưởng điều kiện này, quý khách chỉ cần đăng ký thành viên và đăng nhập để có thể tích lũy tiền trong tài khoản điện tử tại XBOOK
Điện thoại:(Quý khách có thể bỏ qua)

Để lại số điện thoại XBOOK sẽ chăm sóc tốt hơn!
Họ Tên
Email:
Tiêu đề:
OFF Telex

VNI VIQR

Nội dung:
 CÙNG THỂ LOẠI
Ngày của cha
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Thót tim trên con đường nguy hiểm nhất thế giới
Thót tim trên con đường nguy hiểm nhất thế giới
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ
Tìm hiểu về âm lịch, dương lịch và năm nhuận.
Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi
NGỤY BIỆN CHO THÓI QUEN CỦA ĐÀN ÔNG
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
Hà Nội có từ bao giờ
Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Internet làm chúng ta ngu đi?
Xem thêm
Hitech
     Danh mục
Thư giãn
Những điều kỳ diệu
Top người quan tâm
Top bài hay
Giới thiệu sách
Kiến thức tham khảo
Truyện hài
Thư viện ảnh
Tư vấn
Tư vấn sách
Tư vấn Hitech
Tư vấn cho mẹ và bé
     Top ý kiến mới nhất
 Cảm động!
Trong bài: NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA MẸ!
Lê Thị Hoài Thu   16h - 22/6/2012
 Mẹ luôn là người vĩ đại nhất trên cuộc đời này!
 Cám ơn
Trong bài: TIN THẬT LÒNG
Nguyễn Thị Lan Hương   8h - 22/6/2012
 Cam ơn Xbook đã gửi cho mình câu chuyện thật ý nghĩa giữa cuộc sống đang chạy đua với thời gian.
Chúc tập thể công ty Xbook ngày càng phát đạt.
 Hoan nghenh Xbook vi nhung trich doan nghe rat van chuong nhung vo cung doi thuong ve tinh Cha con
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
nacdanh   23h - 21/6/2012
 K thưa Xbook,co lan mua sach của Xbook chỉ vi lý do uỷ quyền cho Bích Liên nhận giúp khi đó tôi đi xa nên các bạn cứ tưởng tôi là BLiên đúng không, cũng không sao hi hi. Đến hôm nay bài viết về tình phụ tử của các bạn quá hay nên tôi cũng xin thổ lộ tôi là đàn ông, hiện nay cũng chỉ một mình nuôi cô con gái mẫu giáo, bài giới thiệu của bạn làm tôi không thể quên xbook.com.vn, rất cảm động và liên tưởng nhiều điều về cha tôi, hiện nay tôi khá bận việc công tác và nuôi con, thú vui đọc sách dù tạm thời để lại, khi nào có thời giờ tôi sẽ không quên mua sách của quý vị. Chúc xbook.com.vn thành đạt và ngày càng có nhiều bài viết hay. Cảm ơn!
 tin thật lòng
Trong bài: TIN THẬT LÒNG
nguyễn ngọc thu   15h - 20/6/2012
 Cảm ơn Xbook đã gửi cho tôi những câu chuyện thật ý nghĩa.
 Rất hay và cảm động!
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Lê Thị Hoài Thu   16h - 19/6/2012
 Bài học lớn - niềm tin trong cuộc sống là cực kỳ quan trọng, người con tin là ba mình sẽ tìm thấy mình và người ba tin rằng con trai mình sẽ luôn chờ mình!
 Cám ơn Người Mẹ Vĩ Đại
Trong bài: NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA MẸ!
Nguyễn Thị Tường Hiếu   21h - 16/6/2012
 Cám ơn Xbook đã gửi đến cho tôi câu chuyện về người Mẹ thật đáng yêu và đáng kính. Những gì mà chúng ta có được ngày hôm nay là đều do từ Mẹ mà ra. Không phải Mẹ để lại nhiều tiền bạc, nhiều của cải vật chất là Mẹ đã cho ta,mà chính là Mẹ đã dâng tặng cả cuộc đời này cho các con yêu của mình bằng sự hy sinh thầm lặng.Một lần nữa tôi xin cảm ơn Xbook rất nhiều.
 anh có giúp tôi không ?
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
nguyễn thị thu hằng   13h - 16/6/2012
 khi đọc bài viết về câu chuyện này tôi rất cảm động.cảm ơn XBOOK
 Anh co giup toi khong
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Huong   21h - 14/6/2012
 Trong cuộc sống với muôn vàn hối hả và với tính cách của một người trẻ đôi lúc chúng ta chỉ biết quan tâm đến bản thân mình hoặc gia đình nhỏ của mình mà quên rằng cha mẹ bạn cần lắm những sự quan tâm chăm sóc của bạn. Câu chuyện như nhắc nhở tôi rằng mình đã nhận rất nhiều từ cha mẹ,nay đã lớn phải không đòi hỏi cha mẹ phải trao cho mình nhiều yêu thương mà ngược lại phải trao cho cha mẹ tình yêu thương nhiều nhất mà mình có thể.
 Câu chuyện tôi kể cho vợ và con tôi nghe
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Nguyễn Đức Thuấn   15h - 13/6/2012
 Tôi đã nhận được mail của Xbook! tôi đã đọc và đúng thật nhân văn.Tôi đã đem về ngay trưa hôm đó và trong bữa cơm gia đình tôi đã kể lại cho vợ và con tôi nghe.
Xin cám ơn Xbook!
 Con yêu ba
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Hương   19h - 12/6/2012
 Khi ba tôi nằm bệnh viện, tôi đã tự hứa, lúc nào ba ra viện tôi sẽ chăm sóc ông tốt hơn, ai ngờ ba tôi đã ra đi mãi mãi mà tôi chưa kịp nói con yêu ba. Mong hương hồn ba siêu thoát
HỖ TRỢ

Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác:
 XBOOK ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ ĐẶT MUA
 Miễn phí vận chuyển trên 90,000 nội thành Hà Nội. Hỗ trợ 5% giá hàng hoặc miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 180,000 đ
 Cam kế bán bằng hoặc rẻ hơn giá bìa.
 Hãy nhấn nút đặt mua hệ thống hoàn toàn hướng dẫn đặt mua, phương thức nhận hàng, thanh toán và thời gian nhận hàng.
 Đặt hàng không cần đăng ký đăng nhập.
 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
  Đinh Văn Mẹo
  Hỏi:Tôi có mua được sách không?
  Cao Thị Vân Anh
  Hỏi:Hỗ trợ phí vận chuyển???
  Nguyễn Xuân Thức
  Hỏi:cần giãi đáp
  Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
  Hỏi:Hết hàng

Hỗ trợ khách hàng
Hotline:0904 845 066
(7h-22h, cả T7, CN)
info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
Office:Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
Thời gian liên hệ: Thứ Hai - thứ Sáu, 8:00 - 18:00 và thứ Bảy, 8:00 - 12:00 (trừ các ngày nghỉ và ngày lễ).

© 2007-2012, XBOOK.COM.VN, Inc