Tìm hiểu về “số phận” con người là mối quan tâm lớn nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, nhưng tiếp cận được nó là một điều vô cùng khó khăn. Trên đại lược thì sự sung sướng hay khổ cực của con người phụ thuộc hầu như chủ yếu vào nền kinh tế và sự phát triển quyền con người của từng xã hội.Tuy nhiên, nền dân chủ đi đôi với dân quyền ở một số nước ngày nay đã phát triển rất cao- như các nước Bắc Âu-nhưng không phải số phận từng công dân nước đó đều hoàn toàn giống nhau.Đời sống vật chất đầy đủ, không còn phải lo ăn, lo mặc, lo nơi ở như các xã hội còn nghèo đói, quyền con người đã được xác lập, không những được tự do về hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội mà cả quyền tự do trong ngôn luận, trong phát biểu chính kiến của mình.Họ có quyền phê phán đến ông Thủ tướng, ông Tổng thống đương nhiệm, nhưng “số phận” con người thì vẫn diễn ra khác nhau, thời nay chẳng khác gì thời xưa mấy, có khi còn rõ nét và ác liệt hơn nhiều : tai nạn thảm khốc như máy bay rơi, tàu hoả đâm nhau hay tàu thuỷ bị đắm…, rồi nạn khủng bố gây chết chóc cho hàng chục, có khi hàng trăm người vô tội, nạ lở đất, núi lửa, tan băng, các thiên tai bất ngờ…vẫn là những điều đáng sợ đối với những số phận bất kỳ.Rồi đến những tệ nạn do chính con người gây ra với nhau như trộm cắp, cướp giật…, thù hằn, bắn giết nhau bừa bãi, bị đầu độc do thực phẩm, do hoá chất… cho đến nạn ly dị vợ chồng với hàng trăm lý do khác nhau vẫn tồn tại trong mọi xã hội. Không thiếu kẻ giàu sang bị chết oan, cũng không thiếu các tỉ phú phải tự tử hay bị tù tội, không thiếu người quyền thế bị sa cơ lỡ bước…. Vấn đề “vận số’ con người hầu như vẫn tồn tại khắp nơi tuy diễn ra trên một bình diện mới.Vì vậy mà người dân bình thường ở mọi xã hội đều quan tâm đến vấn đề này. Ở các nước phương Đông – nơi xuất xứ của nhiều dòng tư tưởng và hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới (kể cả đạo Thiên Chúa thịnh hành ở phương Tây cũng xuất phát từ Trung Đông)-vốn có truền thống nghiên cứu và quan tâm đến vấn đề “vận số” con người từ rất xa xưa, đã để lại nhiều học thuyết rất có giá trị và sâu sắc.Những học thuyết này vốn đều do các học giả cổ soạn ra, phần nhiều được “bí truyền” trong những dòng họ có học vấn cao, nên khi chúng âm thầm lan ra trong dân chúng-đại bộ phận là mù chữ thời xưa-thì nó lẫ lộn rất nhiều điều “mê tín-dị đoan”, nhất là khi những môn nghiên cứu khó khăn này lại trở thành nghề “ bói toán” để kiếm sống của một số người. Vì vậy mà ở các quốc gia chậm tiến đang bước vào con đường tiến bộ theo phương Tây, nhiều người coi các môn học này là “mê tín dị đoan” và loại bỏ, không khuyến khích tìm tòi, có thời gian lại bị phỉ báng, cấm đoán đối với tất cả những người nghiên cứu có trình độ. Ngày nay, trước xu hướng “ hội nhập toàn cầu”, việc nghiên cứu để giữ lấy những gì thuộc về “bản sắc dân tộc” được đặt ra, không những để tự bảo vệ mình khỏi sự “lai căng” mà còn là để đóng góp một phần gọi là “tinh hoa” của mỗi dân tộc vào nền văn hoá chung của nhân loại.Do đó mà việc nghiên cứu lại nhiều vấn đề trong kho tàng văn hoá cổ Á Đông được nhiều người chú ý, trong đó có nhiều môn có giá trị lớn về cả mặt tư tưởng lẫn thực tế như Triết học Dịch cổ, triết học của Phật giáo, của Lão Trang, của Khổng Mạnh mà cả những tư tưởng về chính trị như Tổ chức xã hội, Quân sự…Về văn hoá có nhiều môn học có giá trị lớn như khoa Đạo đức học cổ, khoa Lịch toán can chi cùng các phương pháp dự báo, trong đó có những môn nghiên cứu về “ Vận số nhân văn”.Tử Vi là một phương pháp được rất nhiều người quan tâm trong môn dự báo này.Nó đã tồn tại với thời gian qua hàng ngàn năm, trải qua bao nhiêu lần bị “đánh phá” và “phỉ báng” để ngày nay lại được nhiều nhà nghiên cứu có trình độ chú ý và toả sáng trở lại,ắt nó phải mang trong lòng những giá trị “trường tồn” mà chúng ta không thể bỏ qua. Vì vậy,việc nghiên cưú lại nó là cần thiết, để khỏi lãng phí một kho tàng tri thức đáng quý của cổ nhân.Đi đôi với việc kế thừa những tinh hoa của người xưa, việc nghiên cứu đồng thời là sự loại bỏ hữu hiệu nhất những gì là “ mê tín” lẫn lộn đã tồn tại lâu dài che lấp phần tinh hoa của các học thuyết cổ. TỬ VI-MÔN KHOA HỌC VẬN SỐ ĐỜI NGƯỜI của Giáo sư.Tiến sĩ Khoa học Hoàng Tuấn- Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Á Đông là một cuốn cẩm nang quý dành cho những nhà nghiên cứu hay những ai quan tâm và muốn tìm hiểu đến lĩnh vực Vận Số Nhân Văn Cổ.
Gửi ý kiến của bạn về bài này: |
Lưu ý : Khi than gia đóng góp ý kiến, mỗi ý kiến nếu được hiển thị quý khách được hưởng 500đ vào tài khoản, để được hưởng điều kiện này, quý khách chỉ cần đăng ký thành viên và đăng nhập để có thể tích lũy tiền trong tài khoản điện tử tại XBOOK |
|
CÙNG TÁC GIẢ |
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:87,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:40,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:99,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:,
Giá:32,900đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:46,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:140,000đ
|
|
|
|
CÙNG THỂ LOẠI |
Nhà xuất bản:
Tác giả:Thời đường:
Giá:125,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:165,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:Đời thanh:
Giá:125,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:Đời thanh:
Giá:115,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:Đời thanh:
Giá:150,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:,
Giá:83,000đ
|
|
|
|
Xem thêm
|
|