Đăng nhập | Đăng ký

Tiết kiệm công tìm nghìn nghìn đầu sách
Tìm kiếm bạn sẽ có kết quả nhanh nhất và tối ưu nhất (Hỗ trợ gõ tiếng việt tự động)
   

Tiêu đề Tác giả Nội dung NXB Loại Tất cả
  
Hỗ trợ khách hàng

Hotline:0904 845 066
(7h-22h, cả T7, CN)
info@xbook.com.vn
  
Support Online
Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác:
  Đặt hàng theo yêu cầu
- Tại chức năng này, quý khách có thể gửi thông tin đặt những cuốn sách hay sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh của xbook, nhưng do chưa cập nhật lên hệ thống. Hoặc do quý khách chưa tìm được sản phẩm ưng ý, nhưng biết trên thị trường có sách hoặc sản phầm đó.
- XBOOK sẽ tiến hành kiểm tra thông tin yêu cầu của quý khách để đáp ứng nhanh nhất.

    C.trị - T.học -T.giáo -> Triết học
Tiêu đề:  CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN
Mã hàng: CTTH-TH58
Tác giả: G.W.F.HegeL - Dịch: Bùi Văn Nam Sơn
NXB: Tri thức    Số trang:916
KT: 16x24 cm    TL: 1600 g    Xuất bản:  2010
Giá bán: 240,000đ      Giá gốc:240,000đ
 
XBOOK đơn giản chỉ là "ĐẶT MUA "
Thành thật xin lỗi quý khách hiện tại chúng tôi đang nâng cấp hệ thống chúng tôi sẽ phục vụ lại trong thời gian tới
Khi nhấn vào nút ĐẶT MUA hệ thống sẽ giao tiếp với quý khách hướng dẫn:Thời gian nhận hàng, cách thanh toán, và nhận hóa đơn hoàn chỉnh nhất.

“Triết học pháp quyền” là tên gọi ngắn gọn và quen thuộc dành cho tác phẩm lừng danh mang đến hai nhan đề: “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” (Grundlinien der Philosophie des Rechts) và “Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước” (Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) của Hegel sau khi tác giả của nó đã qua đời(). Từ đó, tên gọi ngắn gọn ấy mặc nhiên trở thành danh xưng cho một trong số không nhiều lắm những tác phẩm gây ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử của triết học chính trị. Nó nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ những tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực này, bên cạnh “Cộng hòa” (Politeia) của Platon, “Chính trị học” của Aristoteles, “Leviathan” của Thomas Hobbes, “Siêu hình học về đức lý” (Metaphysik der Sitten) của Immanuel Kant… Có thể nói, đây là nỗ lực sau cùng của một thứ Philosophia practica universalis trong lịch sử triết học, thực sự bao trùm hầu hết mọi chủ đề liên quan đến đời sống thực hành của con người.
Hơn thế nữa, tên gọi “triết học pháp quyền” còn trở thành “sở hữu” riêng của Hegel, đánh dấu sự thắng lợi của ông về mặt thuật ngữ khi nó thay thế và bao hàm cả hai môn học truyền thống ở phương Tây: học thuyết về pháp quyền tự nhiên và học thuyết về Nhà nước. Chữ “pháp quyền”, trong trường hợp này, là thích hợp, vì nó không chỉ bao hàm “pháp luật” theo nghĩa hẹp mà cả “hiện thực Nhà nước”, tức các định chế chính trị, xã hội. Với sự ra đời của thuật ngữ này, trong hơn một trăm năm qua, người ta có cơ sở để phân biệt các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau liên quan đến chủ đề “pháp quyền” hay “pháp luật”:
  - pháp quyền hay pháp luật thực định (positives Recht/positiv right): pháp quyền được minh định và áp dụng trong những điều luật và những quy tắc có giá trị hiệu lực hiện hành (chẳng hạn, trong các bộ luật dân sự, hình sự hay thương mãi…).
  - triết học pháp quyền: đứng ở trung tâm sự xung đột có thể có giữa pháp quyền thực định và pháp quyền lý tính. Ta chờ đợi ở pháp quyền thực định rằng nó tốt lành và công chính. Khi sự chờ đợi này không được thỏa ứng, việc nghiên cứu pháp quyền thực định trở thành sự phê phán pháp quyền thực định dựa vào khái niệm về pháp quyền công chính hay “đúng thật”. Pháp quyền thực định là đối tượng của chuyên ngành pháp lý, còn pháp quyền lý tính làm việc với những phương tiện của triết học pháp quyền, do đó, đối tượng của triết học pháp quyền chính là pháp quyền “đúng thật”.
  - một khi phủ nhận khả thể của một môn triết học pháp quyền khoa học, thì các vấn đề của nó không biến mất mà tái hiện trong “chính sách pháp luật”, chẳng hạn trong cương lĩnh của những đảng phái chính trị: những cương lĩnh ấy chứa đựng những khẳng quyết mang tính triết học pháp quyền, nhưng được trình bày theo giác độ của mỗi chính đảng, từ đó có thể nảy sinh sự xung đột giữa triết học pháp quyền và chính sách pháp luật.
  - Việc nhấn mạnh đến tính khoa học của một học thuyết về pháp quyền dẫn đến môn xã hội học về pháp quyền. Lĩnh vực này có tham vọng lý giải câu hỏi: “pháp quyền/hay sự công chính là gì bằng những phương tiện của các môn khoa học hiện đại. Phải chăng triết học pháp quyền là thừa thãi hoặc không thể có được? Nếu thế, không tránh khỏi có một quan hệ tranh chấp cần làm sáng tỏ giữa triết học pháp quyền và xã hội học pháp quyền.
  - bối cảnh ấy tạo nên khái niệm khó khăn nhất hiện nay: khái niệm về lý thuyết pháp quyền. Nếu nhìn nhận rằng tính công lý hay tính đúng thật của pháp quyền là không thể bàn cãi được một cách khoa học, nhưng đồng thời không muốn nhường mọi vấn đề triết học pháp quyền cho chính sách pháp luật, ắt sẽ rơi vào những khó khăn nghiêm trọng. Vậy phải tiếp cận những đối tượng nghiên cứu truyền thống của một “pháp quyền đúng thật” như thế nào bằng những phương tiện khoa học hiện đại? Sự đối lập giữa pháp quyền đúng thật và chủ nghĩa tương đối về pháp quyền đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
   Với tư cách là triết học pháp quyền, Hegel tự đặt ra cho mình nhiệm vụ thiết lập và biện minh cơ sở triết học cho nó. Điều này không gì khác hơn là chứng minh rằng lĩnh vực của Tinh thần khách quan này cũng tuân theo diễn trình của những quy định lôgíc, hay nói cách khác, là áp dụng những quy định lôgíc vào trong thế giới pháp quyền. Yêu cầu này làm cho việc đọc quyển GPR không dễ dàng: Hegel tiền-giả định rằng mọi người nghe ông giảng hay đọc sách ông đều đã thành thạo Lôgíc học của ông! (Ta nhớ đến lưu ý nổi tiếng của Lenin: ta không thể đọc được bộ Tư bản của K. Marx mà không đọc trọn vẹn Khoa học Lôgíc của Hegel!). Việc tiếp thu nội dung quyển sách sẽ hời hợt nếu chỉ đọc nó đơn thuần như một công trình luật học hay chính trị học, vì thế, trong phần Chú giải dẫn nhập của người dịch sau mỗi chương sách, chúng tôi cố gắng lần theo mạch ngầm phương pháp luận ấy, tuy chỉ trong mức độ cần thiết để không làm cho vấn đề trở nên quá rối rắm, trừu tượng. Thế nhưng, mặt khác, ta cũng dễ dàng nhận thấy nỗ lực ấy của Hegel không tránh khỏi gượng ép ở rất nhiều chỗ, bởi sự phong phú về chất liệu và chủ đề của quyển sách thường vượt ra khỏi những gì có thể diễn dịch một cách thuần túy nội tại từ những tiền đề của hệ thống Hegel! Người đọc không khỏi có cảm tưởng rằng triết học thực hành của Hegel chỉ gắn kết một cách khá lỏng lẻo với cấu trúc của toàn hệ thống. Lý do là ở chỗ: những ý tưởng cơ bản của GPR đã định hình trước khi hệ thống được xác lập. Thật thế, ngay trong các công trình đầu tay thời trẻ, băn khoăn lớn nhất của Hegel – và của thế hệ nhiều mơ mộng của những Schelling, Hưlderlin… là liệu có thể khôi phục trở lại “đời sống đạo đức” (Sittlichkeit) mang nặng tính bản thể được lý tưởng hóa của cổ đại Hy Lạp dưới các điều kiện mới khi tính chủ thể đã lên ngôi: Kitô giáo và thời đại khai minh? Các ý tưởng ấy được nêu trong NR (“Về các phương thức xử lý khoa học đối với pháp quyền tự nhiên, vị trí của nó trong triết học thực hành và quan hệ của nó với các khoa học thực định” (1802/1803), dẫn đến các phác thảo lý thuyết đầu tiên có tham vọng đề ra một triết học mới mẻ về “đời sống đạo đức” trong SS (Hệ thống đời sống đạo đức) (1802) và JR1 (1803/04), JR2 (1805/06) (Triết học về Tinh thần thời kỳ ở Jena). Quyển GPR (1821) này là công trình chín muồi, đúc kết những suy nghĩ, tìm tòi của Hegel suốt một thời gian dài, vừa kế tục, vừa có nhiều thay đổi, chỉnh sửa so với các phác thảo đầu tiên, do tiếp thu các công trình triết học thực hành cổ điển lẫn cận đại cũng như các kiến thức khoa học xã hội bắt nguồn từ môn kinh tế chính trị học đương thời và nhiều thông tin thời sự. Do đó, khi đọc GPR, ta cần đặt nó trong mối quan hệ với ba công trình thời trẻ nói trên, và đồng thời cần nhận ra rằng triết học thực hành của Hegel phát triển tương đối độc lập với số phận của các phần còn lại trong hệ thống của ông. Điều đó cũng giải thích lý do tại sao lĩnh vực Tinh thần khách quan nói chung và quyển GPR nói riêng thu hút sự chú ý đặc biệt của hậu thế với sự bất đồng và chia rẽ sâu sắc đến thế trong các đánh giá, nhận định. Thật vậy, WL (Khoa học Lôgíc) của Hegel thì quá khó đọc, vì thế thật không dễ có những công trình biên khảo hay tranh luận nào thực sự gây được tiếng vang rộng rãi trong dư luận. Triết học về tự nhiên (EN, Bách khoa thư II) hầu như bị lãng quên trước những thành công ngoạn mục của khoa học tự nhiên. Triết học về Tinh thần chủ quan (EG/EPW, Bách khoa thư III) lại không phải là môn tâm lý học thường nghiệm mà là một môn tâm lý học tư biện, “được diễn dịch ra từ khái niệm”, ít còn lôi cuốn được ai. Lĩnh vực Tinh thần tuyệt đối (nghệ thuật, tôn giáo, khoa học = triết học) – vương quốc của Logos, của trí tuệ hay lý tính tuyệt đối – vẫn còn hấp dẫn, thậm chí “vuốt ve” những ai quan tâm đến mỹ học, tôn giáo và triết học, nhưng cũng không buộc ai phải nhất trí với ai về bất kỳ điều gì cả! Vậy, chỉ còn lĩnh vực “hiện thực” của pháp lý, luân lý, chính trị, xã hội, lịch sử… là đòi hỏi phải được kiểm nghiệm, chứng minh một cách thuyết phục bằng thực tế. Tuy hơi cực đoan nhưng không phải không có lý khi nhận định rằng “số phận văn hóa của triết học
MỤC LỤC:
PHẦN MỘT
PHÁP QUYỀN TRỪU TƯỢNG

§§34-104
Chú giải dẫn nhập (3: Pháp quyền trừu tượng là gì? §§34-40)
Chương I: Sở hữu §§41-71
A: Chiếm hữu §§54-58
B: Sử dụng vật §§59-64
C: Xuất nhượng sở hữu §§65-70
Bước chuyển từ sở hữu sang hợp đồng §71
Chương II: Hợp đồng §§72-81
Chú giải dẫn nhập (4: Tư pháp như là luật về sở hữu và hợp đồng, §§54-81)     
 
Chương III: Sự phi pháp [sự sai trái] §§82-104      
A: Sự phi pháp ngay tình §§84-86       
B: Sự lừa đảo §§87-89           
C: Sự cưỡng bách và tội ác §§90-103 
Bước chuyển của pháp quyền [trừu tượng] sang luân lý §104    
Chú giải dẫn nhập (5: Sự phi pháp và học thuyết của Hegel về sự trừng phạt §§82-104) 
PHẦN HAI
LUÂN LÝ

§§105-141      
Luân lý §§105-114      
Chương I: Chủ ý và Trách nhiệm §§115-118          
Chương II: Ý định và sự An lạc §§119-128
Chương III: Cái Thiện và Lương tâm §§129-140   
Bước chuyển từ Luân lý sang Đời sống đạo đức §141  
Chú giải dẫn nhập (6: Luân lý §§105-141)  
PHẦN BA
ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC
§§142-360        
Chú giải dẫn nhập (7: Đời sống đạo đức: Khái niệm và cấu trúc §§142-157)   
Chương I: Gia đình §§158-181        
A: Hôn nhân §§161-169
B: Nguồn lực của gia đình §§170-172    
C: Việc giáo dục con cái và sự giải thể của gia đình §§173-180
Bước chuyển từ gia đình sang xã hội dân sự §181           
Chú giải dẫn nhập (8: Gia đình §§158-181)
Chương II: Xã hội dân sự §§182-256
A: Hệ thống những nhu cầu §§189-208  
a. Loại hình nhu cầu và việc thỏa mãn chúng §§190-195
b. Loại hình của lao động §§196-198 
c. Nguồn lực [và các “tầng lớp” trong xã hội dân sự] §§199-208        
B: Việc quản trị và thực thi công lý §§209-229   
a. Pháp quyền [hay Công lý] như là pháp luật §§211-214      
b. Sự tồn tại-hiện có (Dasein) của pháp luật §§215-218
c. Tòa án §§219-229 596
C: Cảnh sát và Hiệp hội §§230-256       
a. Cảnh sát §§231-249         
b. Hiệp hội §§250-256          
Chú giải dẫn nhập (9: Xã hội dân sự §§182-256)
 
Chương III: Nhà nước §§257-360   
A: Luật Hiến pháp [hay luật công pháp nội bộ của Nhà nước] §§260-329           
I. Hiến pháp nội bộ (xét riêng) §§272-320
a. Quyền lực của quốc vương §§275-286        
b. Quyền hành pháp §§287-297          
c. Quyền lập pháp §§298-320 
II. Chủ quyền đối ngoại §§321-329          
B: Công pháp quốc tế §§330-340          
C: Lịch sử thế giới §§341-360    
Chú giải dẫn nhập (10: Nhà nước §§257-360)

Gửi ý kiến của bạn về bài này:
Lưu ý : Khi than gia đóng góp ý kiến, mỗi ý kiến nếu được hiển thị quý khách được hưởng 500đ vào tài khoản, để được hưởng điều kiện này, quý khách chỉ cần đăng ký thành viên và đăng nhập để có thể tích lũy tiền trong tài khoản điện tử tại XBOOK
Điện thoại:(Quý khách có thể bỏ qua)

Để lại số điện thoại XBOOK sẽ chăm sóc tốt hơn!
Họ Tên
Email:
Tiêu đề:
OFF Telex

VNI VIQR

Nội dung:
 CÙNG THỂ LOẠI
TRÒ CHUYỆN TRIẾT HỌC
Nhà xuất bản: Tri thức
Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
Giá:108,000đ
TÔI LÀ AI - Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu?
Nhà xuất bản: Dân trí
Tác giả:Richard david precht. dịch giả: Trần Vinh
Giá:99,000đ
MỘT GÓC NHÌN CỦA TRI THỨC
Nhà xuất bản: Tri thức
Tác giả: Nhiều Tác Giả
Giá:125,000đ
TỨ THƯ BÌNH GIẢI: Luận Ngữ - Mạnh Tử - Đại Học - Trung Dung
Nhà xuất bản: Tôn giáo
Tác giả: Lý Minh Tuấn
Giá:495,000đ
TRANG TỬ TÂM ĐẮC
Nhà xuất bản: Trẻ
Tác giả: Yu Dan. - Dịch giả: Lê Tiến Thành, Dương Ngọc Đinh
Giá:68,000đ
NHỮNG CÂU HỎI ĐÁP TOÀN THIỆN
Nhà xuất bản: Lao động
Tác giả: Đức Thánh Ân A. C. Bhaktivedanta Swami Prabhupāda - Dịch giả: Trần Kim Thư
Giá:25,000đ
Xem thêm
     Sách
     Top ý kiến mới nhất
 yeu thich truyen helen kylo
Trong bài: HÊLEN - CHUYỆN KỂ VỀ CÁC DANH NHÂN THẾ GIỚI
nguyen viet chinh   18h - 15/6/2012
 helen kylo la mot nguoi vi dai ba da mang anh sang vinh hang cho tat ca ngug nguoi tan tat toi rat cam dong khi doc chuen ve co helen kylo
 tim hieu
Trong bài: THUỶ NGHIỆP CƠ BẢN VÀ THÔNG HIỆU HÀNG HẢI
nguyen van tinh   8h - 14/6/2012
 tim hieu ve day cap thep
 Sách cầm tìm
Trong bài: GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH CAD - CAM PRO-ENGINEER WILDFIRE 5.0 (DÀNH CHO NGƯỜI TỰ HỌC)
Lê Phú Phong   22h - 13/6/2012
 Chào bạn
Bạn cho mình hỏi bạn có sách giáo trình tự học và bài tập có lời giải mastercam 9.0 không bạn nhỉ?
Xin cảm ơn bạn nhìu nhé
 Thuat Tuong So
Trong bài: THUẬT TƯỚNG SỐ CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC
Nguyen Van Ngoc   8h - 13/6/2012
 Rõ ràng, thuật tướng số từ lâu đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với nhiều người, nhiều giới trên một phạm vi hết sức rộng lớn. Dù muốn hay không, chúng ta cũng không thể phủ nhận đây là một hiện tượng văn hoá đã cắm rễ rất sâu vào đời sống con người. Và chúng ta cũng không thể phê phán nó một cách đơn giản, một chiều. Suy cho cùng, thuật tướng số giống như một thứ khoa học dự báo có pha chút thần bí duy tâm. Chính vì lẽ đó mà nó luôn là vấn đề nóng của xã hội suốt hàng ngàn năm nay.
 Nhan Luan Dai Thong Phu
Trong bài: TỨ KHỐ TOÀN THƯ - NHÂN LUÂN ĐẠI THỐNG PHÚ XEM MẶT BIẾT NGƯỜI
Nguyen Van Ngoc   7h - 13/6/2012
 day la sach co net tuong dong voi dien cam tam the,cuon sach rat co gia tri nhieu mat,vua xem tuong mao vua bat hinh dung,biet nguoi -biet minh,qua nhien huu dung huu muu.
 tải nội dung
Trong bài: QUY HOẠCH DU LỊCH
trần thị ngọc sang   20h - 10/6/2012
 quy hoach du lich vung bien
 hoi dap nguyen li2
Trong bài: HỎI VÀ ĐÁP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN (DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGÀNH MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH)
nguyen van dong   8h - 9/6/2012
 bieu hien cua gia tri thang du, quy luat gia tri thang du va gia tri hang hoa, quy luat gia tri trong 2 giai doan phat trien cua chu nghia tu ban
 thuy nghiep
Trong bài: THUỶ NGHIỆP CƠ BẢN VÀ THÔNG HIỆU HÀNG HẢI
mr   15h - 8/6/2012
 tim hieu
  • KÝ TÚC XÁ PHÒNG 307
  • ĐỂ CON ĐƯỢC ỐM
  • Cẩm Nang Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh - Từng Bước Giúp Trẻ Thông Minh Hơn
  • MẬT MÃ TÂY TẠNG 9 - Cuộc Truy Tìm Kho Báu Ngàn Năm Của Phật Giáo Tây Tạng
  • TỬ TƯỚC VÀ EM
  • BỘ SÁCH PHIÊU LƯU KỲ BÍ HẤP DẪN 39 MANH MỐI 2 : BƯỚC VÀO CÕI TỬ - VÒNG TRÒN TUYỆT MẬT - TRONG VÙNG NƯỚC THẲM (trọn bộ 5 tập)
  • TỦ SÁCH CÁNH CỬA MỞ RỘNG - PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI
  • CẨM NANG SỐNG TEEN - Chủ Đề Làm Đẹp (Bộ 4 cuốn)
  •  1 
  •  2 
  •  3 
  •  4 
  •  5 
  •  6 
  •  7 
  •  8 
HỖ TRỢ

Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác:
 XBOOK ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ ĐẶT MUA
 Miễn phí vận chuyển trên 90,000 nội thành Hà Nội. Hỗ trợ 5% giá hàng hoặc miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 180,000 đ
 Cam kế bán bằng hoặc rẻ hơn giá bìa.
 Hãy nhấn nút đặt mua hệ thống hoàn toàn hướng dẫn đặt mua, phương thức nhận hàng, thanh toán và thời gian nhận hàng.
 Đặt hàng không cần đăng ký đăng nhập.
 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
  Đinh Văn Mẹo
  Hỏi:Tôi có mua được sách không?
  Cao Thị Vân Anh
  Hỏi:Hỗ trợ phí vận chuyển???
  Nguyễn Xuân Thức
  Hỏi:cần giãi đáp
  Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
  Hỏi:Hết hàng

Hỗ trợ khách hàng
Hotline:0904 845 066
(7h-22h, cả T7, CN)
info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
Office:Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
Thời gian liên hệ: Thứ Hai - thứ Sáu, 8:00 - 18:00 và thứ Bảy, 8:00 - 12:00 (trừ các ngày nghỉ và ngày lễ).

© 2007-2012, XBOOK.COM.VN, Inc