Điểm nổi bật của lần xuất bản này là chùa trong cả nước đã được phủ kín trong cuốn sách, đặc biệt thêm hai dạng chùa mới ít thấy xuất hiện là: chùa miền núi và chùa miền hải đảo. Những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam đã xuất hiện ở những thế kỷ đầu Công nguyên - hai nghìn năm trước. Chùa là trung tâm tâm linh của cộng đồng làng xã Việt Nam, là nơi hội tụ những sinh hoạt văn hóa lễ hội ở các vùng miền đất nước, đồng thời cũng là nơi tinh kết các giá trị kiến trúc nghệ thuật dân gian. Qua lịch sử, ta thấy rõ là ở mỗi thời kỳ, các ngôi chùa, ngọn tháp đều có một kiểu dáng riêng biệt. Bao giờ cái truyền thống cũng gắn liền với cái cách tân. Ngoài chùa của người Kinh, còn có chùa của một số dân tộc anh em khác ở Việt Nam, như chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản, chùa của người Khmer được xây dựng đẹp với bộ mái mang ảnh hưởng của chùa Cămpuchia và Thái Lan. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng. Phần mở đầu sách là bài dẫn luận nghiên cứu công phu của Giáo sư Hà Văn Tấn về toàn cảnh các ngôi chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, và trong đời sống văn hóa dân tộc, cũng như là đặc điểm Phật giáo và văn hóa tâm linh của dân tộc được thể hiện ở các ngôi chùa Việt Nam. “Khảo sát những ngôi chùa đó, chúng ta không những thấy được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam”… Phần tiếp theo, các tác giả đưa bạn đọc đến với 118 ngôi chùa tiêu biểu trên khắp mọi miền đất nước qua các thời kỳ: Từ đầu công nguyên, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Nguyễn đến những ngôi chùa mới xây gần đây như chùa Non (Hà Nội), chùa đang trong giai đoạn hoàn thiện:chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Thanh Long (Bình Phước). Các chùa được sắp xếp từ sớm đến muộn, từ Bắc vào Nam. Mỗi ngôi chùa đều có bài và ảnh về lịch sử hình thành, phát triển, về kiến trúc, cảnh quan, nội thất, tượng Phật, đồ thờ… Với trên 1000 bức ảnh nghệ thuật rất đẹp của các tác giả: Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, với sự cộng tác của các tác giả khác, đặc biệt là ảnh của Đại đức Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương Tích, Hà Nội, đưa bạn đọc đến những “ngôi chùa đang sống thật sự giữa các cộng đồng làng xã Việt Nam”. Mở đầu sách là chùa Dâu, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đất này, xưa kia gọi là Luy Lâu. Đó là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Rồi đến những chùa cổ ở bắc sông Đuống (Bắc Ninh): Chùa Tiêu Sơn, Chùa Phật Tích, Chùa Dạm. Chùa cổ ở Đại La (Hà Nội): Chùa Trấn Quốc, chùa Kiến Sơ, Chùa Một Cột, chùa Kim Liên, chùa Lý Quốc Sư, chùa Tảo Sách,… Ở vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có chùa Thông huyện Kim Bôi, xây dựng từ đời Trần. Chùa Khánh huyện Cao Phong của người Mường không thờ Phật mà thờ đá. Đó là những tảng đá thiêng, tự nhiên, hình giống người, được cuốn vải đỏ để hở đầu mà theo đồng bào thì đó là Ngọc Hoàng, vợ ông và hai con gái của ông bà được đặt lên những chiếc ngai thờ. Tỉnh Sơn La có chùa Chiền Viện ở huyện Mộc Châu, xây dựng từ thế kỷ XVIII, bị đổ nát năm 1947. Ở đây có nhiều tượng Phật và mang phong cách tượng Lào. Chùa ở Miền Trung với chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm (ở Huế). Chùa ở Tây Nguyên, chùa ở đảo Lý Sơn, đảo Phú Quốc, chùa Việt, chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Khmer Nam Bộ... Mỗi chùa đều có một sắc thái riêng. Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh lúc suy, nhưng cho đến nay ngôi chùa vẫn có một vị trí quan trọng trong hoạt động văn hóa của người Việt Nam. Trong sách còn có một số bản vẽ mặt cắt, mặt bằng một số chùa của các học giả Louis Bezacier, Trần Huy Bá… và bản vẽ vị trí cơ bản của tượng Phật trong chùa cổ Bắc Bộ. Sơ đồ bài trí tượng thờ tại chính điện chùa cổ ở Bắc Bộ, chùa Thiên Mụ ở thành phố Huế, chùa Giác Lâm ở thành phố Hồ Chí Minh. Phần cuối là danh sách 730 ngôi chùa được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009). Những nhận xét về sách: Nhận xét về công trình này, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Tôn giáo) viết: “Sách Chùa Việt Nam là công trình kết tinh các hình ảnh và giá trị của khối di sản văn hóa và tôn giáo - tín ngưỡng, được các tác giả thể hiện tinh tế, súc tích qua các bài dẫn của giáo sư Hà Văn Tấn về toàn cảnh chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và quá trình du nhập đạo Phật ở Việt Nam. Chúng ta nhận thấy sự cố gắng lớn lao của các tác giả. Nếu như lần xuất bản đầu tiên năm 1993 mới chỉ giới thiệu được 42 ngôi chùa của 19 tỉnh thành phố, thì lần xuất bản này chúng ta đã thấy có mặt của 118 ngôi chùa của 61/63 tỉnh trong toàn quốc (còn hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu chưa phát hiện được chùa), với trên 1000 bức ảnh, hầu như là đại diện tiêu biểu cho các chùa theo Phật giáo Bắc tông và Nam tông trên đất Việt Nam đều có. Là một nhà nghiên cứu Khảo cổ học - Tôn giáo, có nhiều năm lăn lộn nghiên cứu và khai quật các ngôi chùa cổ Việt Nam, chúng tôi xin ghi nhận đóng góp công sức của các tác giả, của ban biên tập” Nội dung cuốn sách gồm: Phần 1: là phần khái quát về lịch sử chùa Việt Nam. Phần 2: là phần giới thiệu những ngôi chùa tiêu biểu ở Việt Nam và ảnh minh hoạ. Hai phần này bổ sung cho nhau một cách hài hoà, cân xứng tạo nên một tác phẩm khoa học và phổ cập khoa học vừa súc tích, vừa quy mô, vừa chuyên sâu, vừa dễ hiểu. Phần I của Chùa Việt Nam do GS. Hà Văn Tấn – Nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đảm nhận là một bài tổng luận nghiên cứu tuyệt vời gồm 3 phần nhỏ: - Phần “Chùa Việt Nam: một cái nhìn chung”: trình bày các kiến thức chung quanh ngôi chùa Việt Nam: từ khái niệm về chùa đến công việc xây chùa, từ việc chọn đất xây chùa đến các kiểu chùa và cách bài trí tượng thờ trong chùa. - Phần “Chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”: giải quyết diễn biến của một ngôi chùa Việt Nam theo niên đại. Theo đó, chùa Việt Nam từ lúc khởi đầu từ đầu Công nguyên vốn hãy còn là các giả thiết đến dấu tích tháp Nhạn (Nghệ An) thế kỷ VII - IX, từ các cột kinh Phật thế kỷ X ở Hoa Lư cho đến tình hình xây dựng chùa tháp thời Lý, thời Trần, thời Mạc, thời Trung hưng, từ các ngôi chùa ở phía Bắc cho đến các ngôi chùa ở Trung Bộ, Nam Bộ. - Phần “Chùa Việt Nam trong đời sống văn hoá cộng đồng” trình bày vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hoá Việt Nam, trong đó mỗi ngôi chùa cổ vừa là một bảo tàng lắng đọng quá khứ, một bảo tàng sống khi nó vẫn hàng ngày
Gửi ý kiến của bạn về bài này: |
Lưu ý : Khi than gia đóng góp ý kiến, mỗi ý kiến nếu được hiển thị quý khách được hưởng 500đ vào tài khoản, để được hưởng điều kiện này, quý khách chỉ cần đăng ký thành viên và đăng nhập để có thể tích lũy tiền trong tài khoản điện tử tại XBOOK |
|
CÙNG THỂ LOẠI |
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:82,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:,
Giá:32,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:31,500đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:70,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả: - Dịch giả:
Giá:37,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:,
Giá:120,000đ
|
|
|
|
Xem thêm
|
|